MIẾU BÀ PHI YẾN

Miếu Bà Phi Yến tọa lạc tại Côn Đảo nơi có khung cảnh hữu tình, mộc mạc của thiên nhiên. Côn Đảo là đảo thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là một trong những đảo đẹp nhất của Việt Nam. Tại Côn Đảo này du khách sẽ được bước chân đến tham quan An Sơn Miếu, là nơi thờ của Bà Phi Yến. Hãy tìm hiểu về miếu Bà Phi Yến cùng Chiêu tour nhé!

Phía trước cảu miếu Bà Phi Yến tại Côn Đảo

 1. Lịch sử về Bà Phi Yến:

Hình ảnh phát họa Bà Phi Yến

Bà Phi Yến là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh, bà tên thật là Nguyễn Thị Răm. Theo sử sách ghi chép thì vào năm 1783, Nguyễn Ánh chạy ra Côn Đảo để tránh sự theo dõi của nghĩa quân Tây Sơn. Với những thất bại lặp lại thì Nguyễn Ánh đã nãy ra ý định đưa Hoàng tử Hội An ( Hoàng tử Cải ) cùng Bá Đa Lộc sang Pháp để làm con tin cầu viện trợ. Thấy thế bà Phi Yến đã ngăn cản Nguyễn Ánh đem hoàng tử đi làm con tin một phần vì thương con. Nhưng Nguyễn Ánh lại rất tức giận cho là bà Phi Yến có cấu kết với nghĩa quân Tây Sơn nên đã truyền lệnh giam bà ở một hòn đảo hoang nằm ở phía Tây Côn Đảo, sau này người dân gọi đó là núi Bà. Khi giam giữ bà Phi Yến thì Nguyễn Ánh nghe tin nghĩa quân Tây Sơn đã tiến đến gần nên đã chuẩn bị thuyền để di chuyển. Khi đó hoàng tử Hội An mới 4 tuổi đã khóc lóc đòi mẹ, nhất quyết phải có mẹ theo thì mới đi cùng chứ không chịu đi cùng cha. Khi đó mới 4 tuổi nhưng hoàng tử Hội An đã muốn sống thì sống cùng, chết thì chết cùng mẹ chứ không theo cha. Thấy vậy sợ rằng tiếng khóc của hoàng tử sẽ làm nghĩa quân Tây Sơn phát hiện nên Nguyễn Ánh đã ném hoàng tử xuống biển. Xác hoàng tử đã trôi, tấp vào làng Cỏ Ông và được người dân chôn cất tử tế. Đến nay tại làng Cỏ Ông vẫn còn ngôi mộ và miếu thờ hoàng tử Hội An, du khách có thể đến đây để tham quan và thắp nhan trong miếu. Còn về phần bà Phi Yến thì bà được hai con vật rất thông minh là Vượn Bạch và Hắc Hổ cứu ra khỏi hang. Chúng đưa bà đến nơi mộ của hoàng tử Hội An và bà được dân làng lập cho một ngôi nhà gần đó để tiện lui tới bên nấm mộ của con mình. Cuộc đời bi thương của bà không kết thúc tại đó khi vào tháng 10 âm lịch năm 1785, làng An Hải tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ đã rước bà đến cùng tham dự. Nhưng đêm đó bà đã bị tên Biện Phi lén vào phòng rồi giở trò đồi bại, may mắn thay là Biện Phi vừa mới nắm tay thì bà đã tri hô cho dân làng ứng cứu. Cùng đêm đó, bà đã đánh liều tự tử để bảo vệ phẩm giá của mình. Những điều trên đây chỉ là giai thoại về bà Phi Yến, vẫn chưa có tài liệu chứng minh xác đáng cho câu chuyện của bà Phi Yến nhưng bà vẫn được người dân một lòng thành kính, thường xuyên dừng chân để cầu nguyện.

2. Lịch sử về miếu Bà Phi Yến:

Lễ hội tại miếu Bà Phi Yến

Miếu được xây dựng vào năm 1785 để thờ Bà Phi Yến. Đây là một di sản của Côn Đảo khi gắn liền với giai thoại về Bà Phi Yến. Ngôi Miếu được rất nhiều du khách quan tâm mỗi dịp 18/10 âm lịch, họ đến để du lịch cũng như tham gia ngày lễ Giỗ Bà Phi Yến, buổi lễ được sắp xếp và tổ chức rất trang nghiêm, long trọng do ngành văn hóa tổ chức. Không gian quanh miếu rất mát mẻ, thoáng đãng nhờ vào những hàng cây xanh cao lớn, ngoài ra còn góp phần tăng mảng xanh cho miếu giúp du khách có thể tận tưởng bầu không khí trong lành. Trong khuôn viên miếu còn có một câu cổ thụ được nhà nước công nhận là cây di sản Việt Nam ( Cây Thị Rừng)  với thân hình to lớn, rễ bám sâu vào lòng đất. Nhờ đó giúp khoảng sân có một diện tích bóng mát đủ rộng để du khách ngồi thư giãn và nghe thuyết minh tại điểm. Cùng với đó là một hồ cá nhỏ nuôi những chú cá tinh nghịch, màu sắc rực rỡ tăng điểm nhấn cho ngôi miếu. Khi đến đây du khách sẽ cảm nhận được không khí trang trọng, thành kính bao quanh vì đây được xem là ngôi miếu rất linh thiêng, có thể mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nên du khách đừng quên thắp một nén nhang tại đây nhằm tỏ lòng thành kính, cầu mong sức khỏe cho gia đình, bạn bè, những người mà chúng ta yêu quý.

Tại Côn đảo còn có những địa điểm du lịch nổi tiếng như nhà tù Côn Đảo, miếu Cậu ( mộ hoàng tử Cải) rất thu hút khách du lịch thì du khách cũng đừng quên Miếu Bà Phi Yến, nơi mang một bầu không khí yên bình, tâm linh rất được những người dân trên đảo tin tưởng, thờ cúng.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng