Khám Phá Làng Cổ Đông Hòa Hiệp

Tham quan du lịch Tiền Giang khám phá làng cổ Đông Hòa Hiệp cổ kính niên đại hàng trăm năm.L/H: 0909909872 Khám phá Làng cổ Đông hòa hiệp tại Huyện Cái Bè và thưởng thức đặc sản miền Tây, ẩm thực đặc sắc và lắng nghe các câu chuyện truyền thuyết miền sông nước.

LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP

Khi nhắc về các tỉnh miền Tây, đa số thứ mà chúng ta liên tưởng đến đầu tiên đều là những vườn cây sai trĩu quả. Cái Bè – Tiền giang chính là một trong những ví dụ đin hình mang đập nét đặc trung của một vùng đất thuộc khu vực miền Tây sông nước. Không những vậy Huyện Cái Bè từ lâu đã được mọi người biết đến là một vùng đất rất phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn  gắn liền với cái hoạt đọng liên qua đến chợ nổi và Làng Cổ Đông Hòa Hiệp. Hôm nay, Chiêu Tour xin phép được chia sẻ một ít thông tin về Khám phá Làng Cổ Đông Hòa Hiệp này.

( Làng Cổ Đông Hòa Hiệp tại Cái Bè - Tiền Giang )

1.Vị trí

Làng cổ hiện thuộc xã Đông Hòa Hiệp của huyện Cái Bè. Làng nằm ở khu vực hạ lưu sông Cửu Long, cách trung tâm Tỉnh Tiền Giang khoảng 45 km, nếu các bạn xuất phát từ TP. Mỹ Tho mọi người có thể di chuyển dọc theo quốc lộ 1A để đến với ngã ba Cái Bè, tại đây các bạn sẽ rẽ vào tỉnh lộ 875 và di chuyển tiếp tục khoảng 4 km sẽ đến được trung tâm thị trấn Cái Bè, từ trung tâm thị trấn Cái Bè các bạn tiếp tục di chuyển thêm 2km sẽ gặp cầu số 2, tại đây bạn sẽ bắt gặp bảng chỉ đường, các bạn cứ tiếp tục đi theo bảng chỉ đường sẽ đến được khu vực Khám phá Làng Cổ Đông Hòa Hiệp.

2.Làng cổ Đông Hòa Hiệp hiện nay

Theo thông kê, hiện tại làng cổ có tổng cộng 7 ấp với khoảng 4000 hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tại đây. Đời sống người dân nơi đây chủ yếu xoay quanh hoạt động kinh doanh mua bán các loại trai cây làm nên thương hiệu của vùng đất miền Tây nói chung như : Xoài cát Hòa Lộc, Nhãn xuồng, bưởi da xanh, vú sữa Vĩnh Kim, Cam sành… và một số làng nghề truyền thống như: Làng làm bánh phồng sữa, Làng gốm,…

( Kiến trúc bên trong nhà cổ )

3.Lịch sử

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại vào năm 1732 Chúa Nguyễn đã thiết lập thêm một đơn vị mới gọi là Dinh Long Hồ thuộc Dinh Phiên Trấn và thôn An Bình Đông khi ấy đã được chọn làm lỵ cho Dinh Long Hồ, nay vùng đất ấy trực thuộc xã Đông Hòa Hiệp. Lỵ sở của Dinh Long Hồ tọa lạc tại thôn An Bình Đông được 25 năm sau đó đến năm 1757 Chúa Nguyễn cho dời về thôn Long Hồ là TP. Vĩnh Long hiện nay. Trong suốt thời gian Dinh Long Hồ tọa lạc tại thôn An Bình Đông, Khám phá Làng Cổ Đông Hòa Hiệp đã may mắn là nới ở của nhiều vị quan lại và đại địa chủ lúc bấy giờ, chính điều này đã tạo nên sự trù phú cho vùng đất nơi đây.

Cũng nhờ đó mà cuối thế kỷ 19 đầu thể kỷ 20 nới đây đã xuất hiện thêm rất nhiều ngôi nhà lớn nằm ẩn mình bên các dòng sông nhỏ và ẩn hiện dưới những tán cây ăn trái. Những ngôi nhà cao, rộng được xây bằng cái loại gỗ quý, mái thì được lợp ngói và xây theo kiến trúc Đông Dương lẫn phương Tây. Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt đặc trưng cho Làng cổ Đông Hòa Hiệp so với các địa điểm khác.

Sở hữu cho riêng mình “Bộ sưu tập nhà cổ” chính hiệu với 7 ngôi nhà có độ tuổi từ 150 đến 220 năm tuổi và khoảng 29 ngôi nhà cổ có thời gian xây dựng cách đây 80 đến 100 năm chính điều này đã giúp làng cổ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 2017. Khám phá Làng Cổ Đông Hòa Hiệp hiện nay còn vinh dự hơn khi được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn sánh vai cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế trở hành 3 mảnh ghép chính trong dự án Dự án “Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản” mà Tổng cục Du lịch hợp tác cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

( Làng cổ Đông Hòa Hiệp nhìn từ trên cao )

4.Một số hoạt động

Khi có có hội đến thăm làng cổ nếu các bạn muốn được trực tiếp trải nghiệm cảm giác nghỉ ngơi, ăn uống ở nhà cổ như những vị quan lại và địa chủ ngày xưa thì các bạn có thể liên hệ trước với gia chủ chủ của những ngôi nhà cổ này như ông Kiệt, ông Ba Đức, ông Võ … Hiện tại ở những ngôi nhà cổ này đều có kết hợp dịch vụ du lịch homestay tạo điều kiện cho du khách được trải nghiệm những hoạt động sinh hoạt thường ngày cùng người dân địa phương như: tham gia làm cốm, cán bánh phồng sữa, tráng bánh tráng, tát mương bắt cá cùng với đó là một bộ môn nghệ thuật không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất miền Tây chính là đờn ca tài tử… Ngoài ra du khách cũng có thể theo dõi thời gian diễn ra Lễ hội Khám phá Làng Cổ Đông Hòa Hiệp trên các trang web du lịch để có thể tham gia lễ hội này vì nó chỉ tổ chức 2 năm một lần.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Chiêu Tour có thể khơi dậy đam mê khám phá trong các bạn. Còn chần chờ gì nữa mà không mau liên hệ với Chiêu Tour để được khám phá địa điểm du lịch hấp dẫn này.

XEM THÊM

CHO THUÊ XE DU LỊCH TẠI TIỀN GIANG  

CHÙM TOUR NHA TRANG ĐẢO BÌNH BA 3 NGÀY 3 ĐÊM 

REVIEW DU LỊCH MIỀN TÂY TỪ A ĐẾN Z 

TOUR NINH BÌNH – HẠ LONG – SAPA 5 NGÀY 4 ĐÊM 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng