Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Tháp Dương Long

Du lịch Quy Nhơn Bình Định tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long.L/H:0909909872 Tìm hiểu di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long khám phá nền văn hóa ChamPa cổ đại và các công trình đền,tháp cổ xưa,chiêm ngưỡng các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Miền Đất Võ Bình Định

THÁP DƯƠNG LONG

1.Giới thiệu về tháp Dương Long

Tháp Dương Long là một trong những quần thể mang đậm nét văn hóa của vương quốc Chăm được xây khoảng vào những năm của cuối thế kỉ XII và đầu thế kỉ XIII, với ba tòa tháp tên Tháp Chánh An, tháp Bình An và tháp Ngà nối liền với nhau theo hướng bắc và các của chính đều hướng về phía Đông. Trong đó Tháp giữa là tháp cao nhất với 39m. Từ khoảng xa ta có thể nhìn thấy rõ được quần thể Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long này.

( Tháp Dương Long tại Bình Định )

2.Quần thể kiến trúc tại tháp Dương Long

Tuy bên ngoài mang vẻ của tháp Champa bình thường nhưng nếu tìm hiểu kỹ sẽ có những yếu tố khác như tháp được xây trên địa hình cao, với các mặt tường không có cham khắc hoa văn, mái vòm của cửa ra vào thì nhọn lên như mũi giáo,… Chính vì điều đó nhiều người sẽ trông thấy tháp Bình Định mang vẻ mạnh mẽ hơn các ngọn tháp của văn hóa Chăm Pa.

Hình dáng của Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long đươc xây dựa trên mặt bằng chân đế vuông với 4 góc đó chính là bốn góc của điểm tháp. Mặt đứng của tháp được tạo ra bới phần thân của tháp và trên tháp với bốn tầng mái thu nhỏ làm cho tháp tạo ra như một hình cánh sen ở đỉnh.

Vật liệu xây dựng của tháp ở đây chủ yếu là sử dụng gạch, nghệ thuật điêu khắc ở trên tháp rất tinh xảo, với các đường nét điêu khắc mềm mại đan sen với hình khối tạo cho cảm giác rất đơn giản mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế và cầu kỳ. Kiểu mẩu điêu khắc của các bức họa tiết đa số giống các loại đền đến từ Khmer-Angkor biểu hiện ở chi tiết kỹ thuật đục sâu và các mảng xoắn uốn lượng trên các bức họa

Về hình thức tôn giáo: Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long mang một ý nghĩa lớn về tôn giáo của đạo Hindu giáo với các vị thần bên trong tháp bao gồm: Thần Visnu, thần Siva, thần Brahma. Trong đó tháp cao nhất thờ thần Siva và hai tháp xung quanh là thờ thần Visnu và thần Brahma.

3.Các cụm tháp tại quần thể tháp Dương Long

a).Tháp giữa

Với độ cao của tháp từ khoảng 38-39m là một trong những ngôi tháp cao ở Đông Nam Á, với chân tháp được lát bằng các các khối sa thạch, các mặt tường của tháp được trang trí các trụ ốm rộng và không có  họa tiết hoa văn, trên mỗi mặt tường có 7 trụ với được gắn các khối đá qua nhiều lớp làm cho đầu trụ hoe ra.

( Hình ảnh Tháp Dương Long tại Bình Định )

Bộ mái của trụ được làm bằng đá, bên dưới lớp đá trang trí với mang dáng vẻ hình người đang dang hai tay, phần đầu thì trông giống như con khỉ cùng với các họa tiết đơn giản mà chéo nhau làm cho thấy như các hình thoi.

Hiện nay tháp đã bị hư hại khá nhiều chủ yếu ở các chi tiết như vòm cửa chính, các cửa bên đều bị sụp đổ, chỉ còn lại một vài thanh đá đính trên thân tháp, tiền sảnh của tháp cũng bị sụp đổ.

b).Tháp Nam

Với chiều cao của tháp khoảng 33m là một trong ba tháp có độ trang trí tinh xảo nhất với các hình trang trí của Gajashima trên ngay mái tháp, bên dưới làm bằng đá. Khung cửa chính của tháp được làm bằng vật sa thạch với các hình trang trí gờ lượn chấm tròn.

Hiện nay tháp Nam là một trong những tháp còn nguyên vẹn nhất nhưng vẫn còn có một số bộ phận bị hư hại như: cửa giả ở phía Nam và Tây bị sụp đổ chỉ còn lại vài bức phù điêu ở trên vòm cửa như sư tử, dê.

c).Tháp Bắc

Với chiều cao của tháp khoảng 32m, mặt tường của tháp thì trơn không có nhiều họa tiết hoa văn. Diềm mái của tháp thì được trang trí cầu kì với các chu tiết như hoa văn sư tử, trên mỗi hình của tháp thì có hai thân rắn đầu quay vào chân cung vào phía giữa nơi có hình người ngồi xếp bằng. Những nơi có vách bằng gạch, mi cửa trên thì có những chi tiết dải hoa văn lượn sóng.

Đây là tháp bị tổn hại nhiều nhất trong ba tháp với phần thân bị đục khoét vào sâu nên phần đế của tháp không được vững, cửa chính của tháp thì bị đổ, phần cửa giả ở phía nam trên đỉnh ở phần vòm bị mất. 

4.Đường đi đến tháp Dương Long

Đi đên TP Quy Nhơn về theo hướng bắc thành phố theo QL1A khoảng 35km, sau đó rẻ trái vào đường Phù Cát đi thẳng theo đường tỉnh lộ 636 thêm 15km là đến địa điểm Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long.

( Bộ 3 Tháp tại Tháp Dương Long - Bình Định )

5.Giá vé và thời gian hoạt động của tháp

Hiện nay giá vé của tháp là 70.000 đồng/người

Thời gian hoạt động từ 8.00AM-17.00PM

6.Những điểm lưu ý khi tham quan di tích

  • Không nên xả rác hay mang theo các vật dụng hư hại đến tháp
  • Không nên mê tín dị đoan khi tham quan
  • Không nên làm những việc hư hại đến tháp như: viết, vẽ bậy, đập phá tháp,…
  • Khi đến tham quan cần nên liên hệ với ban quản lý khi tham quan
  • Không nên chạm vào hay trộm cắp các vật thể của Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Dương Long.

XEM THÊM:

REVIEW DU LỊCH QUY NHƠN CHI TIẾT  

TOUR DU LỊCH QUY NHƠN 3 NGÀY 2 ĐÊM 

CHO THUÊ XE GIƯỜNG NẰM CAO CẤP 

TOP CÁC ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG TẠI BÌNH ĐỊNH 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng