BÁNH KHỌT VŨNG TÀU

Bánh khọt Vũng Tàu là món ăn dân dã, mang trong mình hương vị quen thuộc của vùng biển được tổ chức kỷ lục Châu Á công nhận “ giá trị ẩm thực Châu Á”. Không cầu kì như những loại bánh khác nhưng bánh khọt đã thực sự “ chiếm hữu” được lòng của các thực khách phương xa.

Các loại bánh khọt

Vũng Tàu nơi rừng xanh, cát trắng, nắng vàng. Biển trời giao hòa tạo nên những cảnh sắc hữu tình tuyệt mỹ. Nơi lưu dấu những chiến công vang dội của cha ông ta một lòng chiến đấu vì dân vì nước để mang lại sự yên bình cho tổ quốc. Là vùng đất sản nghiệp quý giá cho những cư dân chân chất, hiền hòa, kiên cường bám biển mưu sinh làm biển mặn cũng hóa ra “ ngọt ngào”.

Vũng Tàu nay đã thật sự “ khoe mình ” khi trở thành một tiềm năng phát triển bậc nhất Đông Nam Bộ. Và giờ đây, nơi đây đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng. Vào độ dịp hè về, đây có lẽ là thời khắc ta có thể nhìn thấy một Vũng Tàu nhộn nhịp và sôi động của những người con xa xứ trở về và cả những lữ khách tự do ghé thăm.

1. Nguồn gốc của bánh khọt Vũng Tàu:

Theo như lời kể của những người nghệ nhân lâu năm làm bánh khọt thì loại bánh này có nguồn gốc từ bánh căn của vùng Bình Thuận, Ninh Thuận và Thanh Hóa. Về tên gọi cũng là cả một sự lý giải vô cùng thú vị, những người dân họ truyền miệng nhau rằng khi đổ bánh, để có thể lấy bánh ra một cách dễ dàng thì người nghệ nhân thường dùng muỗng để khuấy bánh lên, khi có sự va chạm của muỗng vào thành khuôn lại tạo ra một thứ âm thanh “ khọt khọt” vô cùng vui tai. Bên cạnh đó, cũng có một lý giải khác cho rằng, từ thời xưa khi cuộc sống còn khó khăn, không có đủ thức ăn thì món ăn chính nuôi sống họ lại chính là thứ bánh được làm từ bột và không có thịt. Cũng vì đó, cái tên bánh “ khộp” xuất hiện từ đây, về sau người dân đọc lái lại là bánh “ khọt”.

Thời xưa, món bánh khọt trở nên quen thuộc trong các buổi họp mặt gia đình hay những dịp nghỉ cuối tuần. Giờ đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã trở thành “bàn đạp” mang món ăn dân dã này đến gần hơn với những du khách trên mọi miền đất nước. Nhắc đến những cái tên như bánh khọt Gốc Cây Vú Sữa, Cây Sung hay bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu, Miền Đông,… là những điểm hẹn ẩm thực không chỉ dành cho người dân địa phương mà còn là những vị khách thập phương quốc tế. Nhắc đến thành phố biển thì đa phần mọi người lại thường có xu hướng thưởng thức hải sản nhiều hơn nhưng điều lạ rằng bánh khọt đã thực sự thu hút thực khách như thế nào ?

2. Quy trình chế biến bánh khọt Vũng Tàu:

Dường như rằng, bánh khọt đã trở thành thương hiệu của Vũng Tàu, những du khách từ thập phương hay kháo nhau rằng: đến Vũng Tàu mà không ăn bánh khọt thì chưa tận hưởng được nét ẩm thực của thành phố biển nơi đây. Từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, nghệ,… đã tạo ra một chiếc bánh giòn, xốp thơm ngon khiến thực khách mê đắm.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo nguyên chất, đây cũng là công đoạn quan trọng và khó nhất để tạo ra một chiếc bánh hoàn hảo. Gạo sẽ được đem ngâm trong khoảng 2-3 tiếng cho mềm rồi mới mang đi xay. Bột gạo sau khi xay sẽ được pha với nước theo tỷ lệ và để qua đêm nhiều chỗ khi pha bột họ sẽ cho thêm vào một chút bia để vỏ bánh sẽ được giòn và ngon hơn.

Nhân bánh khá là đa dạng sẽ được phục vụ theo nhu cầu của khách hàng như là: sò điệp, mực, thịt bằm, chả cá,.. nhưng đa phần nhiều người ưa thích vẫn là tôm tươi. Để chiếc bánh khọt Vũng Tàu thêm óng ả người nghệ nhân thường sẽ cho một ít nghệ vào để tăng thêm sự hấp dẫn và bắt mắt cho món ăn.

Bánh khọt sẽ được đổ vào khuôn bằng nhôm hoặc inox, chế một lượng bột vừa đủ trên mặt khuôn, sau đó là tôm tươi và cuối cùng chúng ta đậy nắp lại và chờ bánh chín. Chưa gì đã nghe được mùi thơm của bánh rồi, khi bánh chín sẽ được bày trí ra diã, rắc thêm một xíu tôm cháy cũng với mỡ hành như vậy là chúng ta đã có một dĩa bánh khọt thơm ngon sẵn sàng phục vụ thực khách.

3. Bánh khọt Vũng Tàu trên bàn tiệc:

Bánh khọt than tre gây sóng gió

Cuộn chiếc bánh khọt nhỏ xinh, vàng óng trong lá rau xà lách ăn kèm thêm một ít rau thơm, hay diếp cá chấm đẫm vào nước mắm sền sện chua ngọt tạo cảm giác đê mê ngay từ đầu lưỡi. Nào là vị giòn, dai của bánh khọt, vị béo của nước dừa, vị ngậy của mỡ hành, vị ngọt của tôm tươi đã hòa quyện lại với nhau tạo nên một hương vị ngon “ quên lối về”.

Hãy cùng đồng hành với Chiêu Tour chúng tôi sẽ mang lại cho bạn không chỉ là những trải nghiệm thú vị trong chuyến đi mà còn là những giá trị ẩm thực khó quên.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng