LỄ HỘI TÂY THIÊN Ở VĨNH PHÚC

1. MỞ ĐẦU

Lễ hội Tây Thiên tại khu danh thắng Tây Thiên, thị trấn Ðại Ðình, huyện Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm là một trong các lễ hội lớn nhất trong năm của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của khu vực Bắc Bộ nói chung. Lễ hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia nhằm giáo dục truyền thống đạo lý, tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Trong những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội Tây Thiên đã được các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm thực hiện nên các hoạt động lễ hội Tây Thiên diễn ra văn minh, an toàn, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế như: hiện tượng mất an ninh trật tự trong lễ hội; một số hoạt động cờ bạc trá hình; việc đổi và sử dụng tiền lẻ ăn chênh lệch vẫn diễn ra; tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; công tác vệ sinh môi trường có lúc, có nơi chưa đảm bảo … cần thiết phải được đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lễ hội trong thời gian tới.

 

2. NỘI DUNG

Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa của con người, mang tính cộng đồng, được diễn ra trong những chu kỳ về không gian và thời gian nhất định, với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn nhu cầu và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống; bao gồm thống những hành vi, nghi thức, tác động nhằm biểu hiện sự tôn kính với thần linh, phản ánh ước mơ chính đáng của một cộng đồng và những hoạt động tập thể liên quan đến tín ngưỡng chung của cộng đồng. Từ đó, giúp có được sự nhìn nhận, đánh giá về lễ hội Tây Thiên xem có đáp ứng đầy đủ các yếu tố của lễ hội hay không.

2.1 Quản lý:

Quản lý lễ hội Tây Thiên cũng bao gồm quản lý Nhà nước và các hình thức quản lý khác đối với các hoạt động của lễ hội nhằm đảm bảo cho lễ hội Tây Thiên diễn ra đúng với các nghi lễ truyền thống, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp của lễ hội; đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh cho một bộ phận nhân dân.

 

2.1.1 Nhà nước:

- Bộ Văn hoá thể thao và du lịch

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

- Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo và uỷ ban nhân dân thị trấn Đại Đình

- Ban quản lý khu danh thắng Tây Thiên

- Ban tổ chức lễ hội Tây Thiên

- Các cơ quan, đơn vị thuộc uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo

2.1.2 Cộng đồng cư dân

2.1.3 Cơ chế quản lý

2.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ lễ hội Tây Thiên:

2.2.1 Nguồn lực tài chính của lễ hội Tây Thiên

2. 2.2. Cơ sở vật chất phục vụ lễ hội

2.3. Hoạt động quản lý lễ hội Tây Thiên:

2.3.1. Triển khai thực hiện và ban hành các văn bản quản lý lễ hội

2.3.1.1. Triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên về quản lý lễ hội

2.3.1.2. Ban hành các văn bản quản lý

2.3.2. Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức lễ hội

2.3.3. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong lễ hội

2.3.3.1. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể

2.3.3.2. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể

2.3.4. Quản lý hoạt động văn hóa, dịch vụ và an sinh xã hội trong lễ hội

2.3.4.1. Quản lý các hoạt động văn hóa trong lễ hội

2.3.4.2. Quản lý các hoạt động dịch vụ trong lễ hội

2.3.4.3. Quản lý các hoạt động an sinh xã hội trong lễ hội

2.4 Vai trò của công tác quản lý đối với lễ hội Tây Thiên:

Vai trò của công tác quản lý đối với lễ hội Tây Thiên được thể hiện trên các mặt sau đây:

- Góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý và tổ chức lễ hội, tạo hành lang pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lễ hội.

- Giúp cho lễ hội được tổ chức an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, thu hút được đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia. Các cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện và có giải pháp khắp phục, chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm, chen lấn, xô đẩy, những tập tục không phù hợp với xu hướng của xã hội; đảm bảo các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân và du khách.

- Giúp cho việc tổ chức lễ hội Tây Thiên đi vào nề nếp, nội dung lễ hội phong phú, đa dạng. Quản lý tốt lễ hội Tây Thiên sẽ giúp nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích, cảnh quan, môi trường, giữ gìn sự trang nghiêm, linh thiêng nơi thờ tự; phát huy được vai trò của các chủ thể và năng lực sáng tạo giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc.

- Góp phần giữ gìn, củng cố và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Thông qua các sinh hoạt lễ hội, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn và phát huy, tạo sức đề kháng vững chắc cho văn hóa bản địa; gia tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa; giúp người dân duy trì ý thức, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng; ý thức về việc giữ gìn di sản.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo. Việc quản lý tốt đối với lễ hội sẽ giúp cho việc thu hút ngày càng đông đảo du khách thập phương tới với lễ hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương; tái tu bổ di tích và tổ chức lễ hội.

2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội Tây Thiên:

Để nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội Tây Thiên cần đưa ra những giải pháp sau:

- Tổ chức lễ hội phải theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao.

- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong tổ chức lễ hội.

- Ngăn chặn và khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan và tổ chức các hoạt động trái pháp luật.

- Quản lý lễ hội phải đi đói với việc tăng cường các biện pháp giữ gìn, bảo vệ di tích, danh làm thắng cảnh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông; khắc phục, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cảnh quan môi trường tại các lễ hội.

- Phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân, xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về nếp sống văn minh - gia đình văn hóa. Quản lý và tổ chức lễ hội với những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của BTC lễ hội; quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội...

- Công tác thanh, kiểm tra, thi đua khen thưởng.

3. KẾT LUẬN

       Giá trị của lễ hội Tây Thiên được thể hiện ở một số nội dung như sau: Một là, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Hai là, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ba là, giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng. Bốn là, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Năm là, phát triển kinh tế, phát triển du lịch.      

       Trong thời gian tới, hoạt động dịch vụ tại lễ hội Tây Thiên có nhiều cơ hội phát triển: “Di tích Tây Thiên” được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt, chuỗi chương trình du lịch liên kết giữa vùng quanh khu di tích như Hà Nội – Vĩnh Phúc - Phú Thọ; số lượng du khách và tần suất du khách về Tây Thiên ngày càng tăng… Để kiểm soát, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ lễ hội tại Tây Thiên thì công tác quản lý tại đây đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thêm : Lễ hội phật bà Quan Âm Ngũ Hành Sơn


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng