Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nắng

MỞ ĐẦU

1.  Lý do chọn đề tài

Du lịch Việt Nam  những năm gần đây đã có những bước chuyển mình đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định trong tăng trưởng kinh tế và chiếm vị trí khá quan trọng trong đối với nền kinh tế, xã hội. Một loại hình du lịch đã có từ nhiều năm nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được quan tâm đúng mức và rất đáng được luận bàn đó là du lịch tâm linh.

Du lịch tâm linh là một trong những loại hình phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là hình thức du lịch lấy yếu tố tâm linh làm mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người. Du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể gắn liền với lịch sử, tôn giáo, tính ngưỡng và những giá trị tinh thần khác. Cũng chính bởi thế mà du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị khác về tinh thần cho người đi du lịch.

 

            Đà Nẵng là nơi hội tụ tất cả các yếu tố tự nhiên, nhân văn – lịch sử để phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng. Nói đến du lịch tâm linh tại Đà Nẵng, người ta hay nhắc đến 3 ngôi chùa Linh Ứng:

  • Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nơi có tượng Phật Quán Thế Âm được coi là cao nhất Việt Nam
  • Chùa Linh Ứng Bà Nà (nơi diễn ra lễ hội Quán Thế Âm)
  • Chùa Linh Ứng Non Nước (nơi diễn ra lễ hội Quán Thế Âm)

            Ông Huỳnh Bá Dương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Ngũ Hành Sơn cho rằng, không phải bây giờ, mà từ xa xưa, du lịch tâm linh đã hình thành: “Đến Ngũ Hành Sơn là đến với chùa chiền, hang động, lễ hội..., khiến tâm con người thanh tịnh, thoát tục như đang ở cõi Trời”. Tất cả những gì hiện có đã kiến tạo nên một không gian Ngũ Hành Sơn nhẹ nhàng, thanh thoát, để mọi du khách đến đó đều tự khắc im lặng và kính cẩn nghiêng mình trước các chùa, tượng cổ.“Chuyện leo núi ngắm cảnh thì ở đâu cũng có, nhưng ở đây, chúng tôi khai thác mạnh khía cạnh tâm linh, gợi sự tò mò, hiếu kỳ và thành kính của du khách, qua những truyền thuyết, những điều kỳ bí về các hang động”, chị Trần Thị Mẫn, Phó Trưởng BQL danh thắng NHS nói.

Ngoài những dịp lễ lớn, hằng ngày, du khách và người dân địa phương đều tìm đến các động Quan Âm, Huyền Vi, Huyền Không để cầu mong những điều tốt đẹp.

Đó là những lợi thế để phát triển “Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn” (thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)  trở thành một lễ hội truyền thống được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đứng trên góc nhìn quản trị và khoa học quản trị - để có được những thành công đó, đơn vị nào là nơi tổ chức trực tiếp và việc quản lý của họ như tế nào ?

Để tìm hiểu câu hỏi trên, tôi xin phép thực hiện nghiên cứu “TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LỄ HỘI QUAN THẾ ÂM – NGŨ HÀNH SƠN ( ĐÀ NẴNG)” nhằm khảo sát mức độ và các công tác quản trị của  Lễ Hội làm cơ sở ban đầu cho việc phát triển và nâng cao hơn công tác quản trị ứng với hình thức du lịch tâm linh tại Đà Nẵng.

2. Tổng quan về Lễ Hội Quan Thế Âm – Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký Quyết định số 601/QĐ-BVHTTDL (ngày 3/2/2021) công bố lễ hội truyền thống “Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn” (thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (còn có tên gọi khác là “Lễ hội Quán Âm 19/2”) có địa điểm chính tại Chùa Quán Thế Âm (số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) và các địa điểm liên quan khác tại Di tích quốc gia đặc biệt - Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

 Lễ hội có xuất xứ từ một lễ vía thuần túy tôn giáo của đồng bào theo đạo Phật. Đó là Lễ vía Đức Phật Quan Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật để cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Lễ hội Quan Thế Âm được khởi xướng từ năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội này được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, đây là nơi đã phát hiện ra một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Sau một thời gian dài vắng bóng vì một số lý do, năm 1991, Lễ hội mới được khôi phục trở lại và bắt đầu một lần nữa thu hút khách tham gia và các chương trình tới thăm. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

  • Phần lễ bao gồm:
  • Lễ rước ánh sáng: vào tối ngày 18; gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, đó là ánh sáng của trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức mới trong sáng (theo quan niệm phật giáo).
  • Lễ khai kinh: tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
  • Lễ trai đàn chẩn tế: vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh
  • Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan Thế Âm và dân tộc: vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quan Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc thái bình, an khang
  • Lễ rước tượng Quan Thế Âm: vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an.
  • Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18
  • Phần hội bao gồm: nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ (cờ người) , nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

3. Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu có 2 mục tiêu nghiên cứu chính :

  • Nghiên cứu công tác quản lý của các đơn vị chủ quản đối với lễ hội Quán Thế Âm-Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng.
  • Đề xuất phương án cũng cố và phát triển công tác quản lý các lễ hội tâm linh nhằm phát triển du lịch tâm linh ở thành phố Đà Nẵng.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

  • Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tập trung vào các lễ hội trong đó có lễ hội Quán Thế Âm  ở thành phố Đà Nẵng.

  • Phương pháp nghiên cứu

          Nghiên cứu được tiến hành là nghiên cứu sơ bộ

          Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính, tập trung đọc các tài liệu và xem các đoạn clip liên quan đến lễ hội Quán Thế Âm-Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng. Tập trung vào nội dung liên quan đến việc quản lý và tổ chức lễ hội này.

5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

          Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thấy được các bước làm một đề tài nghiên cứu khoa học.

           Đồng thời thông qua đề tài này tôi thấy được những ưu điểm, hạn chế của du lịch tâm linh Đà Nẵng đối với sự phát triển kinh tế của thành phố, hơn hết đó là công tác quản lý lễ hội. Bên cạnh đó đề tài còn là cơ sở đề xuất phương án phát triển du lịch tâm linh Đà Nẵng trong những năm tới để mọi người, mọi nơi, mọi quốc gia biết đến để thu hút lượng khách đến với Đà Nẵng mỗi ngày mỗi đông hơn, tạo thành một trong các mũi đột phá trong phát triển du lịch.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch tâm linh:

          Thế nào là Du lịch tâm linh? Hiện nay chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính xác về du lịch tâm linh. Có thể tạm hiểu rằng đề cập đến tâm linh tức là nói đến tín ngưỡng, tôn giáo, chẳng hạn các lễ hội tôn giáo: lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng), lễ hội Ponagar (Nha Trang), lễ hội Katê (Ninh Thuận)… và lễ hội tín ngưỡng dân gian như: lễ hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ hội Cầu Ngư (Bình Định, Bình Thuận), lễ hội vía Bà núi Sam (Châu Đốc)... Điều này cho thấy, có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, cũng có khi nhu cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của khách du lịch tâm linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào.

          Du lịch tâm linh là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện… Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng. Còn du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Ở nước ta hàng năm, một số chùa đã tổ chức các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền hoặc một số công ty lữ hành tổ chức đưa khách đến tham quan tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời.

          Du lịch tâm linh đến các Phật tích giúp con người tháo gỡ được các cảm xúc, vun bồi tâm trí và giúp tinh thần minh triết. Du lịch tâm linh rất cần thiết cho tinh thần con người trong xã hội hiện đại. Nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình. Làm trổi dậy đời sống giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh chính là mục tiêu của các tour du lịch tâm linh. Hiện nay du lịch tâm linh đã hình thành và phát triển nhiều ở các quốc gia của châu Á, đặc biệt những quốc gia theo phật giáo như Ấn Độ, Trung Quốc…

          Cựu Tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam đã nói rằng: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết…”

1.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch tâm linh lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn

1.2.1. Liên quan đến sản phẩm:

Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng với 5 nhóm yếu tố

  • Sự tin cậy (Reliability): khả năng cung ứng dịch vụ đúng như đã hứa với khách hàng.
  • Sự đáp ứng (Responsiveness): sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng
  • Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng
  • Sự đồng cảm (Empathy): sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng
  • Yếu tố hữu hình (Tangibles): các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu quảng cáo… và bề ngoài của nhân viên của tổ chức du lịch.Chất lượng cảm nhận

Chất lượng cảm nhận: đã được khái niệm, hiện thực hoá và ứng dụng theo nhiều cách thức khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm sự tuyệt hảo, giá trị, phù hợp với yêu cầu, vừa vẹn để sử dụng, tránh được mất mát và đáp ứng hoặc vượt qua những kỳ vọng của người tiêu dùng  (Reeves và Bednar, 1994)... Tuy nhiên, bài nghiên cứu này định nghĩa và đo lường chất lượng cảm nhận với tư cách là đánh giá về những niềm tin nổi trội liên quan đến chất lượng của một sản phẩm/dịch vụ, trong trường hợp này là sản phẩm du lịch tâm linh ( lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn)

1.2.2. Liên quan đến công tác quản lý sản phẩm:

  • Về thời gian tổ chức lễ hội
  • Không gian lễ hội
  • Công tác quảng bá trên các trang web du lịch hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng
  • Chủ thể lễ hội: Chủ thể văn hóa của Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn gồm cộng đồng các chức sắc tôn giáo chùa Quán Thế Âm; Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quận Ngũ Hành Sơn; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam TP Đà Nẵng và cộng đồng nhân dân địa phương phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
  • Quản lý về mục đích, chức năng và cấu trúc

 

 

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI

 

 

 

 

Hướng phát triển nội dung cho chương 2:

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI QUAN THẾ ÂM – NGŨ HÀNH SƠN

 

Hướng phát triển nội dung cho chương 3:

Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn. Bao gồm:

  • Những kết quả đạt được, những hạn chế tồn động, Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế,
  • Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội bằng hệ thống văn bản quy định rõ ràng
  • Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội, Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội, Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội, Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội
  • Đào tạo thế hệ kế thừa cho công tác quản lý lễ hội

3.1. Những kết quả đạt được

  • Lễ hội Quán Thế Âm được đánh giá là một lễ hội tôn giáo được tổ chức ở quy mô lớn ở khu vực miền Trung; được đầu tư tổ chức trang trọng, công phu thu hút được nhiều tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước về dự, để lại dấu ấn tốt đẹp cho du khách gần xa.
  • Các hoạt động của lễ hội đã góp phần quảng bá được hình ảnh của thành phố Đà Nẵng cùng với Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
  • Hoạt động của lễ hội đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bàn thành phố và trong khu vực.
  • Công tác tổ chức lễ hội đã đi vào nề nếp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà chùa và chính quyền địa phương. UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, kịch bản, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá. Công tác an ninh trật tự, lễ tân, hậu cần, vệ sinh môi trường, hoạt động lễ hội do UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp các ban, ngành chức năng của thành phố, quận thuộc Đà Nẵng đảm nhận.
  • Cơ sở vật chất tại khu vực diễn ra lễ hội ngày càng được đầu tư nâng cấp. Trình độ tổ chức và quản lý lễ hội tại địa phương đã từng bước được nâng lên. Công tác tuyên truyền được đổi mới với nhiều hình thức phong phú như thông tin về lễ hội lên website, tuyên truyền quảng bá lễ hội gắn với quảng bá tiềm năng du lịch thành phố…
  • Nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo du khách như: Lễ Khai kinh, Thượng kỳ, Thượng phan, Lễ Tế Xuân cầu Quốc thái - Dân an, Lễ Rước ánh sáng, Lễ Rước Tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm… Các nghi lễ theo nghi thức Phật giáo được thực hiện trang trọng đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với hàng vạn đồng bào phật tử, du khách đến chiêm bái và tham quan.
  • Là một lễ hội tôn giáo tâm linh nhưng đã được dư luận xã hội đánh giá là một lễ hội ít xảy ra hiện tượng mê tín dị đoan, đốt vàng mã, lên đồng bói toán... Lễ hội đã góp phần vào việc tuyên truyền giáo dục nếp sống văn hóa - văn minh đô thị cho các các tầng lớp nhân dân khi tham gia lễ hội.
  • Lễ hội đã mang lại nguồn thu lớn, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, đóng góp nhất định trong việc tu bổ, tôn tạo chùa Quán Thế Âm cũng như công tác tổ chức lễ hội những năm tiếp theo.

3.2. Những mặt hạn chế

  • Việc tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, giá trị của quần thể danh thắng trong hoạt động lễ hội chưa được chú trọng. Thông tin cụ thể về lễ hội chưa được tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo du khách, đặc biệt là du khách ở các địa phương khác. Công tác trang trí không gian lễ hội còn sơ sài, chưa hấp dẫn, sinh động.
  • Do chưa có quy chế tổ chức lễ hội độc lập nên công tác quản lý và tổ chức lễ hội chưa khoa học và đồng bộ. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ và lực lượng giám sát, xử lý những đối tượng bán hàng rong, chim, cá phục vụ khách có nhu cầu phóng sinh, các điểm giữ xe tự ý nâng giá vé sai quy định, người bán hàng rong chèo kéo khách.
  • Không gian lễ hội hạn hẹp nên có hiện tượng quá tải về lượng khách tham gia, dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông. Sản phẩm du lịch, đồ lưu niệm đơn điệu, nghèo nàn về mẫu mã, chưa có sản phẩm đặc trưng địa phương nên chưa hấp dẫn du khách.

NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

  • Qua thực tế diễn biến hoạt động của Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn thời gian qua, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội trong giai đoạn tiếp theo, cần chú trọng các giải pháp sau:
  • Công tác tổ chức và quản lý lễ hội: Lễ hội là hoạt động đa ngành, do vậy cần nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp về trách nhiệm đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
  • Nguồn kinh phí tổ chức; cách quản lý, sử dụng: Nguồn kinh phí tổ chức lễ hội phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau như: nguồn từ ngân sách thành phố; nguồn từ tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp, nguồn đóng góp, cúng dường của phật tử thập phương…
  • Nguồn ngân sách chỉ dành cho việc đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích danh thắng, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các hoạt động sự nghiệp văn hoá, chương trình phát triển du lịch trên địa bàn hoặc hỗ trợ cho kinh phí tổ chức công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…
  • Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động lễ hội thông qua sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp du lịch - thương mại (được hưởng lợi từ lễ hội); các hoạt động dịch vụ trong khuôn viên lễ hội; hoặc một phần tiền từ công đức…
  • Tăng cường các giải pháp về nguồn thu; thực hiện minh bạch hóa tài chính; quản lý và sử dụng nguồn công đức, dịch vụ đúng mục đích, hiệu quả cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích. Di tích được khang trang thì lễ hội mới có cơ sở vật chất đáp ứng và thu hút đông đảo du khách.

KẾT LUẬN

            Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Những tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội là phác thảo cho một bức tranh toàn cảnh về hoạt động lễ hội trên cả nước, như một phần di sản văn hóa của quá khứ còn bảo lưu được cho đến ngày nay và một nhu cầu rất phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cả hai phương diện ấy, vai trò quản lý của Nhà nước là rất quan trọng.

 

            Bảo tồn và phát huy những hoạt động lễ hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những bài học truyền thống giúp ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Hơn nữa, đó cũng chính là hành trang để chúng ta bước vào cuộc hội nhập toàn cầu với những bản sắc và bản lĩnh được tích lũy và đúc kết trong lịch sử.

            Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, với những quan điểm mang tính định hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước cùng với Luật di sản văn hóa đã được thông qua, những di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di sản lễ hội đang trở thành một nguồn lực tinh thần to lớn cho toàn xã hội.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng