LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA

  1. MỞ ĐẦU

"Giao thừa ra quận Nhất,

Nguyên tiêu về quận Năm".

 

Đó là câu thành ngữ mà người dân Sài Gòn thường hay nhắc tới mỗi khi đến dịp Tết. Hàng năm, cứ sau dịp lễ Tết Nguyên Đán khoảng một tuần mười ngày thì tại khu vực Chợ Lớn, quận 5, TPHCM lại có một lễ hội được tổ chức và diễn ra rất linh đình, đó chính là lễ hội Tết Nguyên Tiêu của cộng đồng người Hoa.

Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng), vốn là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5.

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với phần lễ, hội đa dạng, đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc (Đại la cổ Triều Châu, Nhạc lễ Phúc Kiến), đốt nhang vòng, dán giấy cầu an, lì xì, đố đèn, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa... đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020. Sau Tết Nguyên Tiêu, người dân sẽ tháo tất cả các trang trí Xuân Tết để chấm dứt không khí lễ hội với hy vọng sẽ chú tâm vào một năm làm việc mới đầy thành công và hiệu quả.

Hiện tại lễ hội Tết Nguyên Tiêu đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra đều đặng hàng năm tại khu vực Chợ Lớn. Lượng du khách đến tham dự mỗi năm tại lễ hội ngày càng đông và tăng lên rất nhiều lần so với các kỳ trước, đặc biệt tại các buổi diểu hành trên đường phố, rất sinh động và hấp dẫn, thu hút rất đông người. Thực trạng cho thấy lễ hội Tết Nguyên Tiêu đang diễn ra tương đối khá thành công. Sự thành công này đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ trong việc tổ chức cũng như trong thực hiện lễ hội. Chúng ta thử quan sát và tìm hiểu thêm về công tác quản lý lễ hội Tết Nguyên Tiêu của cộng đồng người Hoa tại khu vực Chợ Lớn, TPHCM.

  1. THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU QUẬN 5, TPHCM
  1. Khái quát về Quận 5, TPHCM
    1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Quận 5

Quận 5 là quận thuộc khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Quận 5 gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Quận 5 được chính thức thành lập từ tháng 5 năm 1976. Trước năm 1975 toàn quận có 6 phường, năm 1976 chia thành 24 phường, đến năm 1986 chia lại thành 15 phường cho đến nay.

Quận 5 với diện tích 4,27 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Quận 1 (với ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ) và Quận 4 (qua một đoạn nhỏ rạch Bến Nghé).
  • Phía tây giáp Quận 6 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn.
  • Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ.
  • Phía bắc giáp Quận 10 và Quận 11 với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.

Các trục đường chính Bắc - Nam, Đông - Tây của thành phố hầu như đi qua địa bàn quận.

    1. Đặc điểm nhân khẩu Quận 5:
  • Dân số năm 2019 là 159.073 người, mật độ dân số đạt 37.254 người/km².
  • Chủ yếu có 2 tộc ngưới chính là người Kinh và Hoa. Cộng đồng người Hoa sống tập trung tại khu vực Chợ Lớn, Quận 5 khá dày đặt.
    1. Đặc điểm kinh tế Quận 5:

Về mặt kinh tế, xưa và nay, quận 5 vẫn được xem là một trung tâm thương mại dịch vụ quan trọng của thành phố. Từ các chợ đầu mối trên địa bàn quận hàng hóa các loại được bán buôn, bán lẻ tỏa đi khắp các vùng đất nước và các nước lân cận.

 

Là địa bàn có đông đồng bào Hoa cư trú, sinh sống từ khá sớm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng "thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp" đã đưa quận 5 từng bước định hình dáng dấp một trung tâm thương mại dịch vụ lớn của thành phố Hồ Chí Minh, giúp quận 5 đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Các thành phần kinh tế chuyển biến tích cực và cùng tăng cấp phát triển. Từ năm 2000 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ trên địa bàn quận bình quân mỗi năm đạt trên 22,67%, doanh thu chiếm tỷ trọng 80% cơ cấu kinh tế toàn quận. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2000 đến 2004 đạt 493,8 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, nhiều loại hình kinh doanh được hình thành và phát triển nhanh như dịch vụ tư vấn pháp lý, tài chánh, ngân hàng, du lịch, dịch vụ khám chữa bệnh… đã góp phần mang lại màu sắc đa dạng, sinh động cho đời sống kinh tế quận 5.

Tính đến cuối năm 2004, quận 5 đã tạo điều kiện cho 1.484 đơn vị hoạt động theo luật doanh nghiệp, 25 hợp tác xã, 15.925 hộ kinh doanh cá thể với tổng vốn đầu tư hơn 5.114 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận 5. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cuộc chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy tăng nhanh tổng vốn đầu tư. Trong 5 năm qua, giá trị đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp quận 5 đạt 39 triệu 617 ngàn đô la Mỹ và 87 tỷ 162 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã chuyển vào các khu công nghiệp, đầu tư mở rộng nhà xưởng ngoại thành tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tính đến thời điểm này, quận 5 có 18 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9000. Nhiều thương hiệu hàng hóa quận 5 đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường như : nhựa Đại Đồng Tiến, Phước Thành, dây cáp điện Tân Cường Thành, Kiện Năng, cầu dao điện Tiến Thành, các mặt hàng thủy hải sản chế biến của thương hiệu công ty Cholimex, gia vị Việt Ấn…

    1. Đặc điểm văn hoá Quận 5

Cùng với sự phát triễn lâu dài của Sài Gòn – TPHCM, ngoài người Kinh thì Quận 5 đã có công động người Hoa đến định cư, sinh sống và làm ăn từ rất lâu. Ở Quận 5 tập trung nhiều công trình kiến trúc của các cộng đồng người Hoa được xây dựng khi họ đặt chân đến vùng đất này lập nghiệp, được thể hiện qua nhiều hội quán mà đến nay vẫn còn giữ được tương đối nguyên vẹn. Nổi bật là các hội quán như Hội Quán Tuệ Thành của nhóm người Quảng Đông, hội quán Nghĩa An của nhóm Triều Châu, hội quán Quỳnh Phủ của nhóm Hải Nam, hội quán Nhị Phủ của nhóm Phúc Kiến, hội quán Sùng Chính của nhóm Hẹ (Hakka)… Các hội quán này đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ các nét văn hoá đặc trưng gốc Hoa của họ, đặc biệt là trong việc gìn giữ và thực hành Lệ Hội Tết Nguyên Tiêu.

Trong không gian nhỏ hẹp như vậy mà có thệ tập trung san sát các hội quán, dịp lễ hội tạo thành không khí nhộn nhịp, náo nhiệt, quy tụ các sinh hoạt lễ nghi tín ngưỡng của người Hoa cũng tập trung một khu vực, thuận lợi cho việc sinh hoạt cộng động lẫn phát triễn du lịch. Quy mô hiện nay còn lan toả đến nhiều khu vực lân cận như Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11… nơi có nhiều người Hoa sinh sống.

 

    1. Giá trị của lễ hội Tết Nguyên Tiêu Quận 5

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu Quận 5 đem lại các giá trị về mặt lịch sử, giá trị văn hoá, giá trị khoa học, giá trị kinh tế. Ngoài ra, lễ hội Tết Nguyên Tiêu còn có vai trò, ý nghĩa xã hội rất lớn đối với cộng đồng người Hoa ở Quận 5 nói riêng và cả vùng Nam Bộ nói chung.

  1. Hoạt động của Lễ Hội Tết Nguyên tiêu Quận 5 qua các thời kỳ
    1. Thời kỳ trước 1975

Do điều kiện lịch sử và điều kiện kinh tế thời bấy giờ, người Hoa đã không có dịp tổ chức linh đình trong cộng đồng mà chỉ tổ chức một số hoạt động đơn giản như:

  • Đến các hội quán thắp nhang.
  • Thực hiện lễ rước kiệu Bà quan hội quán Tuệ Thành (nay còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu).
  • Rước Kim Long từ hội quán Tam Sơn vòng quanh các hội quán, miếu, chùa của người Phúc Kiến.
    1. Thời gian những năm gần đây

Cho đến những năm 1990, với chủ trương gìn giữ bản sắc văn hoá của các tộc người, chính quyền Quận 5 đã tạo điều kiện để phát triển thành lễ hội Nguyên Tiêu, từ đó, hàng năm, Lễ Hội Nguyên Tiêu được cộng đồng người Hoa ở Quận 5 tổ chức liên tục cho tới ngày nay.

  1. Đành giá công tác quản trị Lễ Hội Tết Nguyên Tiêu Quận 5:

Qua quan sát tìm hiểu từ thực tiễn các kỳ lễ hội diễn ra gần dây, cũng như việc tìm hiểu thông qua các tài liệu phim ảnh, thông tin báo chí, có thể đánh giá quản trị lễ hội Tết nguyên Tiêu ở Quận 5 như sau:

    1. Về công tác tổ chức:
  • Có sự họp tác chặt chẽ của các hội quán người Hoa trong khu vực, có bầu ban trị sự lâm thời cho các kỳ tổ chức lễ hội từ trước cả năm cho kỳ lễ hội được diễn ra tiếp theo.
  • Có sự phối hợp quản lý chặt chẽ của UBND Quận 5 và Công An Quận 5.
  • Có sự chỉ đạo sâu sát từ UBND TPHCM và Sở Du Lịch TPHCM.
    1. Về đảm bào an ninh
  • Có sự góp mặt của công an khu vực, công an Quận 5 trong việc chống trộm cắp, chống hành vi gây mất trật tự an toàn.
  • Có sự tham gia của công an giao thông khu vực Quận 5 trong điều tiết các luồng giao thông khi đoàn diễu hành lễ hội đi qua các tuyến đường như Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Lão Tữ, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hoà, Trần Hưng Đạo…
  • Công tác đảm bảo cho số lượng đoàn trên 1.000 người gồm diễn viên, nghệ sĩ, biểu diễn lân sư rồng, các xe đèn hoa, câu lạc bộ dưỡng sinh, học sinh sinh viên… diễu hành được bố trí hợp lý, có hàng rào dây văng ngăn lối đi, tạo khoảng không thoải mái cho đoàn diễu hành và khách đến tham dự xem lễ hội để không có sự cố xảy ra, được đánh giá cao, rất thành công.
    1. Về cơ sở lưu trú

Khu vực vực 5 có nhiều khách sạn đạt chuẩn 3, 4, 5 sao như khách sạn Equatorial 5 sao, Windsor Palza 5 sao, Zazz Urban 4 sao, Thiên Hồng 3 sao, Đồng Khánh 3 sao, Signature Boutique 3 sao, … Và nhiều khách sạn nhỏ từ 1-2 sao và các mini hotel khác cũng đáp ứng đủ nhu cầu của lượng khách đến tham dự lễ hội.

Chưa kể, Quận 5 cũng năm khu vự trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho du khách lưu trú ở các quận lân cận đến tham dự lễ hội rất dễ dàng. Lượng phòng lưu trú toàn thành phố rất lớn, đáp ứng đầy đủ khả năng cho khách dự lễ hội.

Theo số liệu thống kê Sở Du lịch TPHCM, hiện nay, số lượng cơ sở lưu trú trên toàn Thành phố vào khoảng 2.320 khách sạn, gồm 20 khách sạn đạt chuẩn 5 sao, ngoài ra còn khoảng 120 khách sạn từ 3 sao trở lên.

    1. Về quản lý bến bãi giữ xe

Quận 5 có nhiều bãi gởi xe dành cho xe hơi và xe hai bánh, giá cả niêm yết rõ ràng, không có tình trạng chặt chém.

Vị trí diễn ra lễ hội cũng thuân tiện cho khách đến tham dự có thể đi bằng phương tiện công cộng đến như xe buýt, taxi, xe công nghệ như Grab, Bee, …

    1. Về quản lý an toàn thực phẩm

Đồng hành với các kỳ lễ hội, Quận 5 có tổ chức các phố ăn uống tập trung. Công tác giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm luôn được kiểm tra, đánh giá và xử phạt nếu có hành vi vi phạm.

    1. Về quản lý và sử dụng kinh phí
  • Việc kêu gọi đóng góp quỹ cho lễ hội được thu từ nguồn xã hội hoá, đặc biệt thông qua sự đóng góp rất lớn của các hội quán.
  • Việc sử dụng kinh phí cho lễ hội được Ban trị sự lễ hội báo cáo công khai, minh bạch.

Trong lễ hội Tết Nguyên Tiêu 2019, Ban tổ chức đã tổ chức đấu giá 9 cây đèn lộc tại hội quán Nghĩa An với tổng giá trị thu được đạt 4 tỷ đồng, trong đó bao gồm: cây đèn “Thiên Địa Phụ Mẫu” là 468 triệu đồng; cây đèn “Mã Đầu Tướng Quân” 400 triệu đồng; cây đèn “Phúc Đức Chánh Thần” 538 triệu đồng; cây đèn “Văn Xương Đế Quân” 300 triệu đồng; cây đèn “Tài Bạch Tinh Quân” 568 triệu đồng; cây đèn “Quan Bình Thái Tử” 398 triệu đồng; cây đèn “Châu Xương Tướng Quân” 368 triệu đồng; cây đèn “Thiên Hậu Nguyên Quân” 388 triệu đồng; và cây đèn “Quan Thánh Đế Quân” 768 triệu đồng. Số tiền quỹ phúc lợi luôn được Ban Quản trị hội quán sử dụng công khai và minh bạch.

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  1. Kết luận

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu Quận 5 là một lễ hội lớn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét văn hoá độc đáo, đặc sắc của cộng đồng người Hoa. Công tác quản lý lễ hội được đánh giá khá chặt chẽ, an toàn và hiệu quả. 

  1. Kiến nghị gắn kết sản phẩm du lịch

Lễ hội đã thu hút được lượng khách rất lớn đến tham dự. Ước tính, trung bình 4 ngày trước lễ hội Tết Nguyên Tiêu, Quận 5 đón 10.000 lượt khách du lịch từ các địa phương khác trong nước và cả quốc tế đến tham dự lễ hội, trong ngày Nguyên Tiêu đón 30.000 lượt khách đến tham quan.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch kết nối thành sản phẩm du lịch, tăng tính đa dạng sản phẩm du lịch cho thành phố. Do vậy, cần có sự quảng bá hình ảnh, nội dung, ý nghĩa, giá trị của lễ hội Tết Nguyên Tiêu nhiều hơn, rộng rãi hơn nhằm thu hút và tăng lượng khách đến tham dự trong tương lai, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn không chỉ cho Quận 5 mà còn cho cả thành phố nói chung.

  1. Tài liệu tham khảo
  • Đề cương đề án “Bảo Tồn và Phát Huy Tập Quán Xã Hội và Tín Ngưỡng Tết Nguyên Tiêu của Người Hoa, Quận 5, TPHCM” – UBND Q5 05/2021.
  • Quyết định 262/QĐ-BVHTTDL ngày 22/01/2020 của Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch, công nhận Tập quán xã hội và tín ngưỡng TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
  • Quyết định 1019/QĐ-UBND ngày 01/04/2021 của Uỷ Ban Nhân Dân TPHCM phê duyệt Đề án “Tổ chức Lễ hội, sự kiện văn hoá và thể thao tiêu biểu thành phố HỒ Chí Minh giai đoạn từ năm 2020 – 2030”.
  • Các tài liệu điện tử qua các bài báo trên các trang mạng, video clip trên kênh youtube, facebook…

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng