Lễ Hội Rước Kiệu Bay Đền Cờn Nghệ An

ĐỀ TÀI: Lễ Hội Rước Kiệu Bay Đền Cờn Nghệ An

  1. Dẫn nhập

Nghệ An có 29  lễ hội truyền thống được diễn ra trong năm. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng nhưng đều có điểm chung là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại; là cách để mỗi người dân hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc. Đền Cờn thờ Tứ vị Thánh nương, được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ diễn ra trong 3 ngày 19, 20 và 21/tháng giêng âm lịch mang đậm bản sắc rất riêng của ngư dân vùng biển cửa Càn. Lễ hội đền Cờn vinh dự được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào Năm 1993 đền Cờn là di tích văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017 Lễ hội đền Cờn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đã thu hút hàng vạn du khách thập phương và người dân địa phương về hành hương, tham gia các hoạt động. Lễ hội đền Cờn sẽ diễn ra nhiều hoạt động chính đặc sắc như: Lễ cầu ngư, lễ hợp tế và giải đua thuyền truyền thống trên sông Mai Giang, và Rước kiệu bay hay được gọi là Chạy ói..

Trong quá trình thực hiện bài viết, ắt hẳn không thể không tránh khỏi những thiêu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cùng các anh chị em học viên để bài viết được hoàn thiện hơn.

  1. Tổng quan lễ hội Đền Cờn

2.1 Tổng quan về phần lễ và hội

+ Phần lễ:

- Chiều 19 tháng giêng âm lịch: Lễ yết cáo

- Đêm 19 tháng giêng âm lịch: Lễ yên vị

- Sáng 20 tháng giêng âm lịch:

+ Rước kiệu từ đền Trong ra đền Ngoài và rước kiệu từ đề Ngoài vào đền Trong (hai đường thuỷ - bộ)

+ Đại lễ tại đền Trong

- Chiều 21 tháng giêng âm lịch: Lễ tạ

+ Phần hội:

- Các trò chơi dân gian: Cờ thẻ, cờ người, chọi gà

- Thể thao: Đua thuyền truyền thống, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn

- Văn hoá, văn nghệ: Biểu diễn văn nghệ, hát chầu văn, trích đoạn tuồng chèo, chiếu phim video, trưng bày triển lãm lưu động chuyên đề.

- Tham quan di tích danh thắng: Đền ngoài

- Đặc sắc nhất làRước kiệu bay

+ Màn rước kiệu do các chàng trai, là người dân gốc địa phương thực hiện. Bốn chiếc kiệu được khiêng ra, mỗi kiệu được 18 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú, trong 4 màu trang phục trắng, xanh, vàng và đỏ khiêng, giơ lên quá đầu. Họ lần lượt chạy những bước chân "thần tốc" lao ra phía biển rất nhanh và mạnh. Khi ra đến biển, chiếc kiệu nặng 3 tạ này sẽ "bay" trên không trung trong tiếng hô hào của mọi người. Tùy vào sức mạnh của những thanh niên, kiệu sẽ được "bay" ở mức cao hay thấp. Màn tung kiệu được sự điều khiển của một người trưởng đoàn. Theo khẩu lệnh của trưởng đoàn, chiếc kiệu khi ra đến biển sẽ được xoay 3 vòng, tung lên sau đó được khiêng lên bờ vào khu vực đền ngoài của lễ hội. Màn tung kiệu cần sự nhịp nhàng, chung sức, đồng lòng, theo tiếng hô của trưởng đoàn.

Những bước chân "thần tốc", những cánh tay vạm vỡ, săn chắc đồng loạt giơ lên đón kiệu là một hình ảnh đẹp tượng trưng cho sự khỏe khoắn, trai tráng, mặn mòi của những chàng trai vùng biển xứ Quỳnh. Ngoài đội nghi trượng, phường bát âm, cờ phướn, biển dấu, bát bửu còn có đội múa sư tử đi trước dẫn đường.

 

2.2 Khoa học quản lý

+ Các địa phương cũng cần phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý, không đùn đẩy, né tránh tăng cường phối hợp liên ngành có phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị tham gia. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong xử lý những hiện tượng tiêu cực, bói toán, đốt vàng mã tràn lan, biến tướng lễ hội…

Bên cạnh việc tạo ra những hành lang pháp lý cho các hoạt động lễ hội phát triển, cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến những chính sách bảo tồn các lễ hội truyền thống, khuyến khích người dân tham gia lễ hội với cách hành xử văn minh, lịch sự, góp phần xây dựng nhân cách hướng thiện của con người. Đồng thời, công tác tuyên truyền về lễ hội cần phải được thông tin đầy đủ, đúng mực, khách quan - coi đây là một trong những giải pháp thiết thực, góp phần giúp người dân hiểu đúng bản chất, giá trị, ý nghĩa nhân văn của các lễ hội truyền thống.

Công tác định hướng, quản lý phải được thực hiện nghiêm túc, sát sao, thường xuyên, liên tục; phải phát huy được sức mạnh tổng thể của các  kênh thông tin, tuyên truyền...

2.3 Công tác tổ chức Lễ Hội Rước Kiệu Bay Đền Cờn Nghệ An

+ Ban quản lý lễ hội cũng như chính quyền địa phương đã kiểm tra và rà soát tất cả các địa điểm trọng điểm diễn ra lễ hội, các công tác quản lý và chấn chỉnh lễ hội đã được đặt ra rất là sớm trước đó đoàn kiểm tra đã kiểm tra các điểm như bến xe khách Bãi giữ xe cho khách thập phương đến tham dự lễ hội cũng như các điểm mua bán ở trong khu vực diễn ra lễ hội. Hướng dẫn khắc phúc các mặt thiếu sót

+ Ngoài ra công tác phòng cháy chữa cháy cũng rất được ban quản lý chú ý và lập nhắc nhở người dân đặc biệt là các hộ kinh doanh trong khu vực diễn ra lễ hội, đền cũng sắp xếp để cái việc phòng cháy chữa cháy được diễn ra một cách tốt đẹp nhất bằng cách là những cái lò hết sớm để đốt giấy tiền vàng bạc cúng tế xa nơi diễn ra lễ hội và tránh những vật dụng dễ cháy và việc đốt giấy tiền vàng bạc cũng được hạn chế và và ngày càng ít người đốt vàng mã hơn và chỉ có đốt sớm là chính Nên là công tác phòng cháy chữa cháy cũng an toàn hơn

+ Ngoài ra chính quyền địa phương còn triển khai các kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự và an toàn cho lễ hội trong suốt cái thời gian diễn ra lễ hội, cụ thể là chính quyền địa phương đã thành lập 15 chốt an ninh để bảo quản bảo vệ  an ninh trật tự cho lễ hội trong suốt thời gian diễn ra trong đó có khoảng 150 cho tới 200 chiến sĩ công an các cấp, dân quân địa phương cũng như là Quân đội để bảo vệ cho lễ hội

sẵn sàng ứng phó cho mọi tình huống xảy ra đối với thời gian diễn ra lễ hội.

2.4 Nguồn tài chính và Nhân lực Lễ Hội Rước Kiệu Bay Đền Cờn Nghệ An

+ Nguồn kinh phí được lấy từ nguồn ngân sách địa phương và từ phía các nhà tài trợ. Đối với các hoạt động diễn ra tại chùa, các hoạt động tâm linh gắn liền với tôn giáo và nghi lễ: nguồn kinh phí từ người dân địa phương, từ những người tham gia lễ hội: phật tử, khách tham gia lễ hội, khách du lịch… Các quy định về quản lý thu chi “tiền công đức, tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội” luôn được đảm bảo tính minh bạch và an toàn. Ban quản lý di tích đền Cờn phối hợp chính quyền địa phương và người dân giám sát việc thu chi“tiền công đức, tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội”. Người dân địa phương cũng như người tham gia lễ hội đóng góp, song song đó cung có nguồn ngân sách từ nhà nước để đảm bảo công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

+ Nhân lực bao gồm tất cả các ban nghành đoàn thể địa phương. Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp. Sự tham gia của chức sắc ban quản trị đền. cùng với sự tham gia của cộng đồng nhân dân địa phương. Tất cả thanh niên trong địa phương tích cực tham gia lễ hội.

2.5 Quảng bá  Lễ Hội Rước Kiệu Bay Đền Cờn Nghệ An

Lễ hội đền Cờn được chính quyền và các cấp ngành địa phương quan tâm và quảng bá thông tin rộng rãi bằng nhiều phương tiện truyền thông đại chúng (cổng chào, bandrol, chương trình lễ hội Đền Cờn). Theo kết quả khảo sát, du khách biết đến lễ hội chủ yếu qua kênh thông tin internet (35%), thư mời từ Ban tổ chức lễ hội (20%), bạn bè người thân (15%). Kênh thông tin từ ấn phẩm du lịch hay các hãng lữ hành, công ty du lịch rất ít, du khách biết đến lễ hội đền Cờn qua ấn phẩm du lịch 10%.

 

  1. Kết luận

Nếu như thời gian 1954 -  1975 trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lễ hội không được tổ chức và đến năm 1999 mới được phục hồi. Với những giá trị to lớn đó, ngày 29/1/1993 Bộ Văn hóa - Thông Tin (nay là Bộ VHTTDL) ra Quyết định số: 68/QĐ - BVHTT công nhận đền Cờn là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia, đi kèm với đó nhiều hạng mục của đền được tái tạo và khôi phục lại khang trang thêm. Nghệ An nổi lên như là một điểm đến mới, hấp dẫn về mặt văn hoá lẫn cảnh quan, đặc biệt là về nét văn hoá. Cũng là quê hương vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Việc xây dựng và quảng bá hình ảnh lễ hội đền Cờn sẽ góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất và con người tỉnh nhà, góp phần phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

  •  Tài liệu tham khảo:
  • https://vi.wikipedia.org
  • Thông tư số:04/2009/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.
  • Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 về việc ban hành Quy chế tổ chức Lễ hội.
  • Báo Du lịch Nghệ An


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng