LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở KONTUM

 

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI NGƯỜI XƠ ĐĂNG KONTUM

  1. Giới thiệu lễ hội : Hàng năm, tại các buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa như lễ hội, lế tế trời đất… trong đó nổi bật nhất là Lễ mừng lúa mới. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, Lễ hội là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  2.  

  3. Nguồn gốc

Lễ mừng lúa mới (Mừng cơm mới) là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Đăng ở Tây Nguyên. Lễ mừng năm mới thường được tổ chức trong vài ba ngày liền, với nhiều lễ thức linh thiêng để cúng khấn thần linh và các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày hội mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh.

  1. Đối tượng được suy tôn:

Lễ Mừng lúa mới bắt đầu với nghi thức bà con mang lễ vật gồm ghè rượu, cơm, thịt, ống nứa đến bến nước lấy nước về buôn làng mình để cùng nhau ăn mừng lúa mới. Khi những bông lúa đã chín rộ, chủ hộ đưa các thành viên trong gia đình đến rẫy lúa của mình dọn cỏ, phát đường chuẩn bị thu hoạch lúa. Khi đến rẫy lúa, chủ hộ đến chỗ lúa chín đều nhất đọc lời khấn với ông Trời (Giàng), xin Thần Lúa (Na Soai) cho họ rước hồn lúa về với dân làng, với nhà của mình.

     4  .Thời gian và địa điểm : Tại nhà Rông chung của làng và từng Gia đình

Hàng năm, vào khoảng tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng (Kon Tum) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

     5. Diễn tiến của Lễ Hội:

Lễ hội “Mừn g lúa mới” của người Xơ Đăng, thông thường chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là ăn lúa mới tại mỗi gia đình (Ka pa neo) và giai đoạn thứ hai là uống rượu mừng lúa mới tại cộng đồng làng (Onđrô tơ triêng).

  1. Nhận định những giá trị của Lễ hội
  • Như bao dân tộc khác sinh sống tại mảnh đất Tây nguyên thì mảnh đất Kon Tum hàng năm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội...cực kỳ sôi nổi. Và trong số đó có một lễ hội cực kỳ nổi tiếng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng mà thu hút du khách 4 phương đó chính là lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 10 khi lúa đã bắt đầu chín rộ. Đây được xem một trong những lễ hội Kon Tum đặc sắc giúp mỗi chúng ta sẽ hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống, bản sắc của dân tộc nơi đây.

6.1 Điểm mạnh :

  • Lễ hội mừng lúa mới  thu hút rất đông cộng đồng người địa phương và du khách đến tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần chất còn lưu lại của các dân tộc thiểu số .
  • Lễ hội Mừng lúa mới  được xem là điểm nhấn để thu hút khách du lịch đếnKontum  trong dịp nghỉ lễ và góp phần quảng bá , phát triển các tour, tuyến du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp.
  •  

    1.  Điểm yếu:
  • Chưa sớm thông tin rộng rãi và cập nhật trước lễ hội trên các kênh truyền thông tin, báo đài kịp thời.
  • Lễ hội chưa được quan tâm nhiều hơn mà đa số theo tự phát của cộng đồng địa phương.

PHẦN 2: TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN

  1. Mục đích của lễ hội
  • Giá trị của lễ hội truyền thống được khẳng định trên nhiều phương diện cuộc sống, cuốn hút và hấp dẫn, được xã hội thừa nhận và trở thành một nhu cầu chính đáng của người dân. Những yếu tố tích cực, sống động của lễ hội góp phần bảo vệ sự đậm đà của bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức cộng đồng, cá nhân tham gia tổ chức lễ hội nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Những giá trị tiêu biểu của lễ hội truyền thống được biết đến đó là tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng. Giá trị này thể hiện ở tính chất toàn bộ, toàn thể các hoạt động diễn ra trong suốt quá trình tổ chức và điều hành, quản lý lễ hội. Sức mạnh cộng đồng gắn với những cộng đồng cụ thể dù lớn hay nhỏ vẫn thể hiện vốn liếng văn hóa, sức mạnh văn hóa để tạo sự cố kết to lớn, để các cá thể trong cộng đồng có thể cộng mệnh, cộng cảm với nhau  Trong xã hội ngày nay, giá trị này càng có ý nghĩa lớn lao và vị thế quan trọng.
  • Giá trị khác của lễ hội truyền thống là tính tự quản, tinh thần dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa cũng hết sức được đề cao. Lễ hội truyền thống của dân, do dân mà có và quay trở lại phục vụ nhu cầu thiết thực cho đời sống văn hóa, tín ngưỡng... của người dân. Dân tự tổ chức, tự điều hành, tự dàn xếp để lễ hội tại địa phương diễn ra êm xuôi, tốt đẹp, hoan hỉ cho nhiều đối tượng trong cộng đồng của họ.
  • Giá trị cân bằng đời sống tâm linh được chú trọng trong lễ hội. Thông qua các dịp tổ chức lễ hội, con người sống trong cộng đồng được thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh, gắn với khái niệm thiêng liêng và phần nào giúp họ có được cảm giác thăng hoa trong cuộc sống.
  •  Thông qua hoạt động lễ hội, con người có xu hướng hướng về nơi chôn rau cắt rốn trong tâm thế “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”…
  • Lễ hội truyền thống góp phần quan trọng trong công cuộc bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ được bản chất đích thực của lễ hội truyền thống tức là giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc không bị hòa nhập, hòa tan trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa, kinh tế thế giới.
  •  

  1. Các bên liên quan

Các bên liên quan chính tới sự kiện: Cộng đồng cư dân địa phương, sở du lịch, sở văn hóa thông tin, chính quyền địa phương , các doanh nghiệp tham gia, nghệ nhân, nguồn lực hỗ trợ, dân cư, cung ứng dịch vụ, các đơn vị truyền thông

  1. Thời gian tổ chức sự kiện lễ hội :

- Tại làng Xơ Đăng lễ hội này thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 25/10. Tùy theo phong tục của từng làng mà lễ hội được tổ chức theo quy mô và hình thức khác nhau. Thường thì lễ hội kéo dài 2 đến 3 ngày.

           4. Địa điểm tổ chức:

- Tại nhà Rông chung của làng và từng Gia đình trong cộng đồng cư dân tham gia lễ hội.

  1. Ngân sách :
  • Được sự hổ trợ của Tỉnh và đóng góp của cư dân địa phương như Rượu ghè, thức ăn sẽ được những gia đình trong làng lần lượt mang đến nhà Rông để cả cộng đồng cùng múa hát, uống rượu và đánh cồng chiêng.
  1. Truyền thông quảng cáo:
  • Chạy quảng cáo trên facebook, song song dùng băngrôn, áp phích treo ngoài trời…
  1. Nguồn lực đặc trưng tạo nên tính độc đáo của sự kiện:
  • Nơi để giao lưu học hỏi cho người có đam mê và cho du khách trải nghiệm, thưởng thức cái đẹp – độc – lạ của lễ hội.
  • Tạo những không gian độc đáo để khách chụp hình.

III. PHỤC LỤC

Phụ lục 1: hình ảnh Lễ Hội Mừng Lúa mới của người Xơ Đăng Kontum

IV. TỔNG KẾT

         Giá trị của lễ hội Mừng lúa mới người Xơ Đăng ở Kontum được thể hiện ở một số nội dung như sau:

  • Góp phần nâng cao giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
  • Góp phần  bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  •  Góp phần nâng cao giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng.
  •  Góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.
  •  Góp phần phát triển kinh tế, phát triển du lịch.   

         Để kiểm soát, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ lễ hội tại Mừng lúa mới người Xơ Đăng ở Kontum  thì công tác quản lý tại đây đóng vai trò vô cùng quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tôn Bảo, Nguyễn Đang, Viết Tòa (2008), phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc ở kon tum, Nxb Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
  2. Kế hoạch số 1285/KH-UBND, ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc triển khai chương trình hành động thực hiệc chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
  3. Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
  4. Nguyễn Đổng Chi (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Phan Văn Hoàng (2009), nghi lễ vòng đời người Xơ Đăng, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.
  6.  Nguyễn Thị Hòa (2016), Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, Nxb khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng