LỄ HỘI LỒNG TỒNG DÂN TỘC TÀY TUYÊN QUANG

GIẢI PHÁP ĐỂ LỄ HỘI LỒNG TỒNG DÂN TỘC TÀY- TỈNH TUYÊN QUANG TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA HẤP DẪN

 

 

Lễ hội Lồng tông “Lồng tồng”,”Lùng thùng”,”Oóc tồng”…, hay còn gọi là “Hội xuống đồng” là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Lễ hội Lồng tông của đồng bào dân tộc Tày ở Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới; trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc… Lễ hội Lồng tồng là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa. Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô  gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn…

Lễ hội Lồng tông ở huyện Lâm Bình – Xuân Kỷ Hợi 2019

Ảnh Minh Phụng

CƠ HỘI ĐỂ LỄ HỘI LỒNG TÔNG TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH:

Quy mô lễ hội: Tỉnh Tuyên Quang 25% dân số là người Tày, Lễ hội Lồng tông được tổ chức tại nhiều địa điểm của 5 huyện: Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình, Hàm Yên và Sơn Dương. Lễ hội Lồng tông ở huyện Chiêm Hóa, lễ hội Lồng tông lớn nhất cả về quy mô, nội dung hình thức tổ chức. trên địa bàn huyện Chiêm Hóa có tới 46 lễ hội Lồng tông được tổ chức trong tháng Giêng hằng năm, với phạm vi và quy mô: theo các thôn, bản hoặc xã của 20 xã và quy mô lớn nhất là vào ngày mùng 8 tháng Giêng tại thị trấn Vĩnh Lộc. Ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, lễ hội Lồng tông được tổ chức gắn với việc thờ cúng tại đền Bách Thần - nơi hội tụ của thiên thần (Ngọc Hoàng Thượng Đế), địa thần (Thần linh, Thổ địa, Long Vương, Sơn thần, Thủy thần, Long mạch) và nhân thần (Vua Hùng, Âu Cơ; những người có công với đất nước...được nhân dân phong thánh; những người có công đánh giặc giữ nước, trong đó có nhân vật được thờ Ma Doãn Giảo, một vị châu chủ đất Chiêm Hóa, quê ở Bản Cuống, xã Minh Quang, là người có công đánh giặc Cờ đen, khi mất được nhân dân tôn thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Bách Thần. Ngoài ra, đền Bách thần thờ Tam Quang: Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng), Tinh (các vì sao) với ý nghĩa đem sự sống đến cho con người.

Giá trị văn hóa: Lễ hội Lồng tồng của người Tày là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn  khác.Lễ hội này đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc người Tày ở tỉnh Tuyên Quang trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, để có sự thanh thản; đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng bảo vệ bản làng quê hương.

Giá trị lịch sử: Lễ hội Lồng tồng là điểm hội tụ của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng người Tày.Thông qua Lễ hội, bằng những nghi thức, tín ngưỡng dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triển của tộc người qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn, khơi dậy giá trị tiềm ẩn của văn hóa làng bản và là điểm hội tụ có nhiều giá trị lịch sử của làng và của tộc người.

Lễ hội Lồng tồng được tổ chức hằng năm lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác, gắn liền với công lao to lớn của vị nhân thần đã có công lao xây dựng quê hương, các vị tướng đã có công đánh giặc giữ làng và các vị thần phù hộ để cho nghề nông phát triển.Thông qua các nghi thức, các hình thức diễn xướng, các trò chơi truyền thống, có thể thấy được lịch sử phát triển của một làng quê từ xa xưa đến hiện đại, qua đó giáo dục truyền thống và tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt.

Năm 2010, huyện Chiêm Hóa cơ bản phục dưng xong đền Bách Thần, đồng thời phục dựng lại lễ hội Lồng tông trên cơ sở những yếu tố nguyên bản trong truyền thống. Năm 2012, lễ hội Lồng tông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh sách di sản văn hóa vật thể quốc gia. Đây là điều kiện rất thuận lợi để huyện Chiêm Hóa bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Tày, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hôi, nhất là phát triển kinh tế du lịch của huyện và tỉnh Tuyên Quang.

Giá trị kinh tế, kết nối lễ hội với các địa phương khác : Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng là những điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái…, là những địa phương có vị trí thuận lợi cho các tour du lịch ở phía Bắc.

Dự lễ hội, người xem không chỉ được chứng kiến các nghi thức về một hệ thống lễ với những động tác thuần thục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao, mà còn có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng; quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng, yêu nước được gìn giữ như một tài sản văn hóa cố kết cộng đồng của đồng bào Tày ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

Giá trị xã hội trong đời sống đương đại: Lễ hội Lồng tồng là những giá trị văn hóa, những chuẩn mực đạo đức được chắt lọc từ nhiều thế hệ. Đó là nếp sống, lối sống được hình thành trên những giá trị nhân văn của con người có tính đến sự phù hợp của các điều kiện tự nhiên và xã hội, ở những nơi người Tày cư trú. Họ sống chân thành, mộc mạc, giàu lòng yêu thương, nhân ái, biết sẻ chia, biết kính trên nhường dưới, tôn kính lễ lên thánh thần; biết sống hài hòa với thiên nhiên, luôn làm điều thiện, tránh xa điều ác. Những giá trị này đã tạo nên bản chất tốt đẹp của người Tày. Đó chính là điều kiện sống còn, là bản sắc văn hóa riêng giúp cho người Tày có sức sống đã vượt lên trong mọi hoàn cảnh mà không bị hòa tan vào những dòng văn hóa khác.

 

 

 

Tung còn là trò chơi dân gian không thể thiếu ở lễ hội lồng tông.

Ảnh: Mạnh Cường

NHỮNG THÁCH THỨC CÒN TỒN TẠI CỦA LỄ HỘI LỒNG TÔNG:

Đền Bách Thần bị hư hỏng, việc tổ chức các nghi lễ cúng các vị thần linh trong lễ hội Lồng tông bị mai một nhiều, chủ yếu chỉ có phần hội. Điều này có phần hạn chế về giá trị cổ kết cộng đồng, hướng về nguồn, yếu tố tâm linh và bảo tồn, làm giàu bản sắc văn hóa.

Cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm y tế,…) ở Tỉnh Tuyên Quang được xây dựng khang trang; các khu kinh tế, khu công nghiệp được xây dựng; nhiều gia đình người Tày đã sử dụng những đồ gia dụng hiện đại, đời sống tinh thần ngày một cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi đáng phấn khởi đó, đang xuất hiện những xu hướng không lành mạnh: Một bộ phận trong giới trẻ chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị văn hóa của dân tộc; sự thờ ơ của họ đã dẫn đến các giá trị văn hóa trong Lễ hội, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày  nhanh chóng bị mai một. Thực trạng đó đang đặt ra cho Tỉnh cần có các chủ trương và giải pháp đồng bộ với sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành… để gìn giữ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Lễ hội đầu xuân năm mới của dân tộc Tày.

Để trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, Lễ hội Lồng tồng Tỉnh phải có những điều chỉnh, đầu tư hợp lý; phải có kế hoạch trùng tu, sửa chữa  theo đúng quy mô, nguyên trạng của nó trước đây; cần phải khắc phục lại mặt bằng, khuôn viên, để tạo không gian, cảnh quan môi trường cho Lễ hội. Điều này cần tới sự đóng góp của người dân và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước; đồng thời cần có sự khôi phục các hoạt động ở cả phần lễ và phần hội, để có được một Lễ hội Lồng tồng mang bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày.

Đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung những hiện tượng tiêu cực như bói toán, đốt vàng mã tràn lan, biến tướng trong lễ hội… vẫn chưa được khắc phục ở lễ hội Lồng tông của Tỉnh Tuyên Quang, làm ảnh hưởng không nhỏ tới bản sắc lễ hội truyền thống.

ĐỂ LỄ HỘI LỒNG TÔNG TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA TUYÊN QUANG VÀO DỊP ĐÓN NĂM MỚI:

Lễ hội Lồng tông mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày. Đồng bào Tày coi lễ hội Lồng tông là tài sản văn hóa tinh thần vô giá, bởi nó chứa đựng mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân về một cuộc sống yên lành, no đủ, đồng thời cũng chứa đựng đầy đủ những nét tinh túy trong bản sắc văn hóa của người Tày, như: văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân ca, dân vũ,phong tục tập quán, trò chơi dân gian...

Thông thường, tổ chức lễ hội dân gian thường kéo theo các hoạt động buôn bán, họp chợ… để trưng bày các sản phẩm gắn với đặc điểm của lễ hội, của địa phương, dân cư. Tất cả những hoạt động này xuất phát từ nhu cầu của con người, không chỉ có sự tham gia của người dân địa phương mà còn thu hút người dân mọi miền đất nước và trên thế giới. Với đặc điểm này, công tác tổ chức và hoạt động lễ hội dân gian gắn với phát triển du lịch cần thực hiện tốt.

Công tác tuyên truyền về việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội dân gian cần tiếp tục được đẩy mạnh. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Tuyên truyền, giới thiệu nguồn gốc của các lễ hội dân gian, các di tích, nhân vật gắn liền với các lễ hội dân gian để từ đó có cái nhìn đúng về những giá trị văn hóa mang lại cho con người, nâng cao trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Bên cạnh đó cần có sự chỉ đạo cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, ngành của Huyện và Tỉnh Tuyên Quang về công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian. Bất kỳ lễ hội dân gian nào cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Do vậy cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về phần lễ và phần hội phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa về tổ chức lễ hội phù hợp với địa phương và các quy định về tổ chức lễ hội dân gian.

Ngoài ra, khi tổ chức lễ hội cần nghiên cứu kỹ nội dung của lễ hội để tránh những biểu hiện không phù hợp, phản cảm trong lễ hội. Trong quá trình chuẩn bị, tổ chức lễ hội cần có những quy hoạch cụ thể để sắp xếp, bố trí khu dịch vụ đảm bảo thuận tiện, không gây cản trở, ùn tắc giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá. Đồng thời tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là một trong những tiêu chí thu hút khách du lịch.

Tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa Tỉnh Tuyên Quang:

Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội khoảng 165 km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên là 5.870 km2, dân số trên 732.256 ngàn người với 22 dân tộc cùng chung sống. Tuyên Quang là tỉnh hội tụ đủ các thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch: Lịch sử, tâm linh, sinh thái, văn hoá. Với hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang được ví như một bảo tàng cách mạng của cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa của văn hoá các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc với nhiều lễ hội đặc sắc, những truyền thuyết, những làn điệu dân ca thắm đượm tình người, là nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp nên thơ. Con người nơi đây từ lâu đã có tiếng không chỉ ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn ẩn chứa vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu, đằm thắm và hiếu khách. Tuyên Quang hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch.

             Tuyên Quang - Thành phố bên dòng Lô lịch sử, nơi có 59 điểm du lịch lịch sử, văn hoá và duy trì tổ chức nhiều lễ hội văn hoá độc đáo hàng năm như: Lễ hội đua thuyền, lễ hội chùa Hương Nghiêm, lễ hội đền Hạ - đền Thượng - đền Ỷ La, lễ rước cánh ấn đền Trần và lễ hội đường phố. Trong đó có nhiều điểm di tích đền, chùa đã trở thành thế mạnh trong việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh của thành phố, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch. Nơi đây còn lưu dấu ấn bàn tay tài hoa của con người trên những di tích, kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa, đền, miếu... trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia như: Thành nhà Mạc, đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La…

             Đến Tuyên Quang, du khách sẽ được thăm Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào - Thủ đô khu Giải phóng và Thủ đô Kháng chiến, nằm trên địa bàn hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đã sống và làm việc trong thời kỳ kháng chiến gian khổ. Nơi đây, có nhiều di tích lịch sử nằm giữa những cánh rừng đại ngàn mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: Đình Hồng Thái, Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Cây đa Tân Trào…

             Lên với Hàm Yên, huyện nằm dọc hai bên quốc lộ 2 nên có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá thuận lợi, du khách sẽ được tham quan các thắng cảnh nổi tiếng như: Động Tiên, Thác Lăn, đền Thác Cái (xã Yên Phú); Hồ Khởn (xã Thái Sơn), đền Bắc Mục, đình Thác Cấm (thị trấn Tân Yên), rừng đặc dụng Chạm Chu (xã Minh Hương). Lễ hội Động Tiên - Chợ quê; Hội chọi trâu; lễ hội đình Thác Cấm, đền Bắc Mục được tổ chức hàng năm đã thu hút đông đảo khách tham quan. Gắn liền với các địa danh du lịch là những đặc sản nổi tiếng như cam sành Hàm Yên; vịt, gạo Minh Hương; mật ong Cao Đường (Yên Thuận) và các sản phẩm thổ cẩm, thêu ren, đan lát.

             Đến Chiêm Hoá, du khách sẽ được thăm các điểm du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, tâm linh như: Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba, xã Trung Hà; khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Bình; đền Đầm Hồng (xã Ngọc Hội); đền Bách Thần (thị trấn Vĩnh Lộc), thưởng thức nhiều món ăn dân tộc, đặc sản nổi tiếng như xôi ngũ sắc, mắm cá ruộng, rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai...

             Lâm Bình - huyện mới được thành lập, nơi duy nhất còn duy trì lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn ở Xã Hồng Quang. Đó cũng là dịp để các thiếu nữ Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, Thủy, trưng diện những bộ váy áo đẹp nhất, cùng nhau đi trảy hội và cùng tham gia các trò chơi dân gian: Đánh yến, ném pao, ném còn… Trong không gian tràn ngập sắc màu thổ cẩm ấy, cộng với tiếng khèn Mông âm vang réo rắt… Tất cả đã tạo nên một sức lôi cuốn kỳ lạ thu hút cho hàng ngàn du khách thập phương về đây vào mỗi dịp đầu xuân.

Marketing cho lễ hội Lồng tông:

Online và Social media marketing

Kết quả

Like

Comment

Share

Google searh

900.000

217.000

93.000

32.000

Facebook

411.000

395.000

47.900

114.000

Youtube

300.000

230.000

67.000

62.500

Website

391.000

320.000

161.000

103.000

Hình ảnh

812.000

787.000

250.000

112.000

Video

601.000

113.000

108.000

150.000

Tivi

231.000

86.000

77.200

45.000

Cập nhật lúc 10:00 giờ ngày 26/06/2021

Nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch là ngoài “ăn Tết” còn có “chơi Tết”, các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh đã lập tour, tuyến du lịch lễ hội đầu xuân hấp dẫn. Nhiều khách chọn đi theo tour lễ hội Lồng tông thôn Bản Cuống, xã Minh Quang (mùng 3 Tết); lễ hội Cầu mùa đình Tân Trào (mùng 4 Tết); lễ hội Lồng tông xã Đà Vị (mùng 7 Tết); lễ hội Lồng tông huyện Chiêm Hóa (mùng 8 Tết); lễ hội Lồng tông huyện Lâm Bình (12-14 Tết); lễ hội Lồng tông xã Kim Bình (14 Tết); lễ hội Lồng tông xã Thượng Lâm (15 Tết). Theo đánh giá của khách du lịch thì lễ hội Lồng tông đều có điểm chung là lễ hội xuống đồng đầu năm mới của đồng bào Tày. Tuy nhiên tùy theo mỗi địa phương mà hình thức tổ chức có khác nhau, tạo sự lôi cuốn riêng.

GIẢI PHÁP CHO LỄ HỘI LỒNG TÔNG:

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho dân tộc Tày ở Tuyên Quang, công chúng tham gia về việc bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống và việc thực hiện nếp sống văn minh khi thực hành và tham gia lễ hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội Lồng tông, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

Hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới triệt tiêu các hành vi tiêu cực như chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch… diễn ra trong lễ hội Lồng tông.

Các nhà vệ sinh công cng cũng cần được hoàn thiện. Bên cạnh vic xây dng các nhà vệ sinh cố định, có thể xây dng các nhà vệ sinh lưu đng để đáp ng nhu cầu thiết yếu của du kch tham quan va đm bảo tính thm mỹ của cảnh  quan và nhu cầu tất yếu của khách du lịch.

Chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội Lồng tông bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích; không đưa hiện vật không có trong hồ sơ xếp hạng vào di tích, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá.

Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội Lồng tông; đa dạng hóa các hình thức động viên, khích lệ; kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác tổ chức và tham gia hoạt động lễ hội.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội Lồng tông luôn cần có sự chung tay góp sức của các ngành, các địa phương của Tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là vai trò tuyên truyền định hướng dư luận của truyền thông và sự vào cuộc của cộng đồng để đưa hoạt động lễ hội ngày càng đi vào nền nếp; góp phần gìn giữ, phát huy và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội tới mọi tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế.

Trong lễ hội sẽ gắn việc dâng lễ đền Pú Bảo - Di tích cấp quốc gia và hoạt động Ngày hội Văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện như văn nghệ, nhảy lửa, đua mảng ngóc, trưng bày gian hàng sản vật của địa phương, ẩm thực, du lịch homestay. Với một huyện ở xa nhất tỉnh cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 150 km, Lâm Bình tổ chức lễ hội trong 3 ngày, ngoài để “phô diễn” hết bản sắc của huyện, còn là dịp để du khách lưu trú homestay, phát triển du lịch.

Với chiến lược phát triển bền vững, lễ hội dân gian phát triển song hành cùng phát triển du lịch nên Tỉnh Tuyên Quang cần quản lý chặt chẽ phần lễ nhằm đảm bảo giá trị truyền thống của lễ hội Lồng tông; trong phần hội cần kết hợp việc tổ chức trò chơi với nhiều nhu cầu cụ thể để thu hút khách du lịch và người tham quan. Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội dân gian kết hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu về mảnh đất, con người Tuyên Quang là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là vẫn phải đảm bảo giá trị văn hóa, nếp sống văn minh gắn liền với truyền thống ở mỗi địa phương của Tỉnh khi diễn ra lễ hội.

Lễ hội Lồng tông là tài nguyên du lịch nhân văn, việc tổ chức lễ hội dân gian kết hợp với phát triển du lịch là mô hình đang được thực hiện hiệu quả ở các Công ty lữ hành trong nước trong dịp Tết đến xuân về.

Con trai Pà Thẻn nhảy lửa trong lễ hội Lồng tông ở huyện Lâm Bình- Tuyên Quang

Ảnh Minh Phụng

Trải qua bao nhiêu mùa xuân, lễ hội Lồng tông thấm vào văn hóa của từng người, từng gia đình. Dù làm gì hay đi ngược về xuôi, mọi người đều cố gắng sắp xếp để mùng 8 Tết vui hội Lồng tông. Đây là lễ hội tâm linh của đồng bào Tày nên Lồng tông được xếp vào dạng “trường tồn” với thời gian. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, lễ hội Lồng tông vẫn phát triển theo dòng chảy của dân tộc. Qua lễ hội thể hiện tính ước vọng và đoàn kết cộng đồng rất cao của người Tày. Mấy năm gần đây ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các huyện tiến hành bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị của lễ hội Lồng tông ngày một quy mô, đông vui hơn.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng