LỄ HỘI KA TÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI NINH THUẬN
BẢO TỒN - PHÁT HUY
LỄ HỘI KA-TÊ CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI NINH THUẬN
GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DU LỊCH BỀN VỮNG
- DẪN NHẬP:
Việt Nam với lợi thế là một quốc gia có cộng đồng 64 dân tộc sinh sống với đa dạng bản sắc, kết hợp với các yếu tố địa hình khác nhau trải dài trên khắp cả nước, tạo ra một kho tàng vô giá về các loại hình văn hóa. Trong nhiều năm trở lại đây, việc phát triển du lịch bền vững gắn với hoạt động khai thác các giá trị văn hóa đang trở thành chủ đề ngày càng nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhiều tỉnh thành trong nước, thể hiện qua các chính sách đầu tư bài bản với ngân sách lớn và được quảng bá quy mô trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là thông qua các hoạt động Lễ Hội. Đó cũng là hướng đi mà lãnh đạo các địa phương muốn tập trung để phát triển du lịch địa phuong theo hướng quy hoạch bền vững, với mục tiêu phát triển và gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường.
Ninh Thuận, một trong những địa phương nối tiếng là có tiềm năng du lịch từ thời Pháp, là trung tâm trong tam giác du lịch Nha Trang – Đà Lạt – Phan Thiết, và là tỉnh có nhiều người Chăm sinh sống nhất cả nước, là vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm, còn lưu giữ những di sản văn hóa Chămpa với những di tích tháp Chăm nổi tiếng như: tháp Pôklông Garai, tháp Hòa Lai (cụm 3 Tháp), tháp Pôrômê....Trong đó, Lễ Hội Ka-Tê của người Chăm là một trong những Lễ Hội lớn ở nước ta còn giữ gìn được bản sắc nguyên thủy của nó.
Lễ Hội Ka-Tê, cùng với cộng đồng các làng nghề truyền thống cổ xưa nhất Đông Nam Á: Làng Dệt thổ Cẩm Mỹ Nghiệp và Làng Gốm Bàu Trúc, là 03 đề tài thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ của du khách trong nước, đồng bào Việt kiều mà còn cả đối với người nước ngoài.
Tuy nhiên, việc làm thế nào để vừa Giữ gìn bản sắc cổ xưa nhất Đông Nam Á đó, vừa quảng bá thu hút du lịch của tỉnh nhà là một đề tài rất quan trọng mang tính cấp thiết nhất. Do đó, đề tài: “Bảo tồn – Phát huy bản sắc lễ hội Ka – Tê của người Chăm tại Ninh Thuận gắn với hoạt động du lịch bền vững giúp làm sáng tỏ một số vấn đề đang tồn đọng bấy lâu nay.
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỄ HỘI KA-TÊ CỦA NGƯỜI CHĂM VỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DU LỊCH TẠI NINH THUẬN HIỆN NAY:
- Tiềm năng của hoạt động du lịch gắn với bản sắc văn hóa Chăm tại Ninh Thuận.
Như đã nói ở trên, điểm đến Ninh Thuận là địa bàn có người Chăm sinh sống đông nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Không gian văn hóa Chăm có sức lôi cuốn đặc biệt, từ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống khác. Không chỉ có vậy, đến Ninh Thuận, khách du lịch còn có thể được thưởng thức nghệ thuật dân ca và múa Chăm, loại hình nghệ thuật độc đáo của người Chăm, nay đã trở thành di sản văn hóa của Việt Nam. Đó là những tiềm năng khai thác tổ chức du lịch và làm nên thương hiệu riêng cho Ninh Thuận. Trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong nhiều năm qua đều lấy hoạt động du lịch làm mũi nhọn hàng đầu, và kết quả đều đạt những kết quả đáng khích lệ. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2019 Ninh Thuận đón 2,35 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt hơn 1.250 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,3% và 19% so với năm 2018.
Trong đó, các sản phẩm du lịch có gắn yếu tố khai thác văn hóa Chăm hầu như chiếm số đông qua các hoạt động như: các nghệ nhân múa Chăm trong các chương trình sự kiện – du lịch MICE, tham quan làng nghề truyền thống tại Mỹ Nghiệp và Bàu Trúc, hay hoạt động ẩm thực được Resort Amanoi (resort đẳng cấp nhất Việt Nam) được khai thác triệt để. Các tour du lịch kết hợp trải nghiệm Lễ Hội Ka – Tê cũng ngày càng tăng, được hầu hết các công ty lữ hành trong nước đưa vào chương trình tour khi bán cho khác du lịch.
Trong một nghiên cứu về đề tài: “Văn Hóa Chăm và khả năng thu hút khách du lịch đến tỉnh Ninh Thuận” của 02 tác giả Huỳnh Diệp Trâm Anh, Phạm Xuân Hậu, đăng trên tạp chí Khoa Học Xã Hội& Nhân Văn – Trường Đại Học Sư Phạm Tp.HCM, [ Số 11 (2018): 131-143] đã chứng minh bản sắc văn hóa dân tộc Chăm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Ninh Thuận, cụ thể như sau:
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng tiềm năng khai thác du lịch gắn với văn hóa Chăm tại Ninh Thuận là rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác thế mạnh từ văn hóa Chăm phục vụ du lịch còn bộc lộ khá nhiều bất cập và cần được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa mang lại hiệu quả triệt để. Nhiều hoạt động diễn ra còn khá sơ sài, chưa chuyên nghiệp và chưa có sự liên kết mạnh mẽ. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu sắc về văn hóa Chăm và những nét độc đáo có khả năng thu hút khách du lịch; từ đó có những định hướng và giải pháp hợp lí khai thác hiệu quả đồng thời duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị nền văn hóa của một dân tộc ở địa phương, phục vụ phát triển du lịch.
-
- Thực trạng của Lễ Hội Ka-Tê của người Chăm tại Ninh Thuận
Giới thiệu Lễ Hội Ka-Tê:
Lễ hội Kate được tổ chức tại tỉnh Ninh Thuận từ ngày 30 tháng 6 đến ngày thứ 2 của tháng thứ 7 theo lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 theo dương lịch). Đây là lễ hội độc đáo nhất của người Chăm. Lễ hội Kate gắn liền với những tòa tháp cổ, nơi lưu giữ các giá trị của văn hóa Chăm và các khía cạnh văn hóa khác như lễ vật, trang phục, nhạc cụ và bài thánh ca ca ngợi các vị vua.
Đến với Lễ hội Katê du khách sẽ được hòa vào đoàn người rước Y trang (của Thần Mẹ xứ sở Pô Inư Nư gar, Vua Pô Klông Garai, Vua Pô Rômê) do người Raglai gìn giữ. Các lễ chính trong ngày lên tháp (1/7 lịch Chăm) gồm có: Lễ rước y trang lên tháp, lễ mở cửa tháp, lễ mộc dục (tắm tượng và mặc y phục) và cuối cùng là đại lễ (lễ chính). Sau Katê đền/tháp là Katê làng. Các làng chọn ra các ngày thứ tư hoặc thứ bảy trong tuần để tổ chức đồng thời thông báo cho cả làng biết và mang bánh trái đến cúng tại nhà làng. Katê làng nhằm để cúng thần làng và tưởng nhớ những người có công đối với làng. Sau Katê làng là đến Katê gia đình, dòng tộc.
Công tác tổ chức tại Lễ Hội Ka-Tê gắn với hoạt động du lịch trong những năm qua tại tỉnh
Ninh Thuận.
Tính nhất quán trong cách thức tổ chức: Lễ Hội Kate là một hội lâu đời mang tính truyền thống và đặc sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm theo đạo BalaMôn tại Ninh Thuận. Trong nhiều năm tổ chức lễ hội, tính nhất quán trong các hoạt động nghi thức và vui chơi đều diễn ra một cách đồng bộ và qui củ. Điều đó chứng tỏ rằng, Lãnh đạo tình rất chú trọng tới việc bảo tồn – giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần của Lễ Hội Kate cho các thế hệ về sau.
Tính hưởng ứng trong công tác quảng bá – tiếp thị: Hiện nay, Lễ Hội Kate đã thu hút sự chú ý và quan tạm của nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó thể hiện qua công tác quảng bá – tiếp thị về chương trình cũng như sự chung tay trong khâu bán sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành. Kế hoạch thực hiện và quảng bá được UBND tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch từ trước 02 tháng, su đó là thông cáo báo chí. Tiếp đó là các công ty du lịch – lữ hành căn cứ theo thông tin để chào bán các sản phẩm tour du lịch về Ninh Thuận có kết hợp với chương trình tham gia Lễ Hội Kate. Ngoài ra, sau khi Lễ Hội Kate đã kết thúc. Việc quảng bá vẫn còn tiếp diễn thông qua các sản phẩm tour du lịch giới thiệu về văn hoá Chăm theo hình thức du lịch MICE. Điều đó giúp cho Lễ Hội Kate có được tiếng vang lớn và tạo nên sản phẩm rất riêng cho du lịch Ninh Thuận.
Tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức: là người địa phương và có nhiều năm tiếp xúc với công động người Chăm, tôi được có cơ hội sống trong không khí tưng bừng của sự kiện khi được bạn bè mời tham gia. Có thể nói, tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức được thể hiện từ từng ngôi nhà, từng ngôi làn cho các nghi thức thực hiện các nghi Lễ của các Thầy Cả Sư. Các công tác hỗ trợ cho Lễ Hội được UBND tỉnh phối hợp và thực hiện một cách bài bản. Cụ thể ở đây là Công tác An Ninh của sự kiện: nhiều chiến sĩ Công An được điều động va có mặt tại các điểm trong không gian tổ chức của Lễ Hội Kate giúp góp phần đảm bảo công tác an ninh và tránh các mẫu thuẫn xảy ra giữa các cộng đồng người tham gia sự kiện. Ngoài ra, Công tác Kiểm soát truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng, góp phần truyền bá thông tin của Lễ Hội Kate đúng theo như những gì đã diễn ra. Tránh được việc các yếu tố mưu đồ xấu trục lợi, làm xuyên tạc thông tin về Lễ Hội ra cộng đồng mạng, đặc biệt là trong thời địa công nghệ thông tin như hiện nay.
III . CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN & GÌN GIỮ BẢN SẮC LỄ HỘI KA-TÊ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
- Đối với Cấp Quản Lý Nhà Nước trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận, đặc biệt là cộng đồng dân cư có tác động bởi du lịch: thôn Phú Nhuận – Xã Phước Thuận – huyện Ninh Phước; thôn Mỹ Nghiệp và Bàu Trúc – thị trấn Phước Dân – huyện Ninh Phước: cần tổ chức các buổi học nâng cao ý thức và nâng cao tay nghề phục vụ du lịch giúp người dân nâng cao trình độ và kỹ năng phục vụ du khách. Trong đó, yếu tố niềm nở chào đón du khách là một trong những điểm gây ấn tượng. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh là vấn đề cấp bách mà quản lý các địa phương chưa làm được trong nhiều năm qua. Mùi hôi bởi động vật thả rông là một vấn để nhức nhối khi các đoàn du khách vào tham quan, khiến họ có cái ấn tương không tốt cũng như cảm thấy không thoải mái khi dừng chân ghé qua. Sản phẩm lưu niệm rất đẹp và độc đáo, song người dân chưa biết cách công tác Maketing và bán hàng. Các khóa huấn luyện sẽ giúp cộng đồng nâng cao kỹ năng và giúp cải thiện cuộc sống kinh tế đi lên.
- Đối với Cấp Quản Lý Nhà Nước trong việc nâng cấp hệ thống giao thông , cơ sở hạ tầng tại các tuyến du lịch trong tỉnh, đặc biệt là các tuyến gắn với hoạt động tổ chức Lễ hội Ka -Tê. Cụ thể: Đoạn đường từ trung tâm Ngã 5 Phan Rang kết nối với tuyến đường QL 27 đi Tháp Chàm; đoạn từ Cầu Móng đến ngã 3 Tháp Chàm đi hướng về Tháp Poklong Giarai. Đây là đoạn đường rất nhỏ, xe lớn di chuyển rất chậm và mật độ dân cư rất đông, sẽ gây tình trạng kẹt xe trong ngày Lễ - Tết, đặc biệt là trong 3 ngày diễn ra Lễ Hội Ka-Tê.
- Đối với Cấp Quản Lý Nhà Nước trong việc quy hoạch, bảo tồn di tích, tổ chức không gian du lịch: Công tác bảo tồn di tích được các cấp lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm và đã làm tốt trong nhiều năm qua, đã thuê nhiều chuyên gia nước ngoài về nghiên cứu đề xuất phương án. Thành công nhất là việc sữa chữa và tôn tạo cụm Tháp Poklong Giarai và cụm tháp Hòa Lai. Trong đó, cụm Tháp quan trọng tron hoạt động tổ chức Lễ Hội Ka – Tê là Poklong Giarai đã mang một diện mạo khác hẳn so với trước đây, được tổ chức một cách chuyện nghiệp và thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại đây. Song, trong qui hoạch không gian du lịch, cần đầu tư hơn đến yếu tố cộng đồng làng xã người Chăm, giúp họ sống được bằng các hoạt động du lịch thông qua việc kết hợp với các chương trình du lịch gắn với việc giao lưu văn hóa, thưởng thức nghệ thuật ở quy mô đầu tư chuyên nghiệp. Việc này có thể học hỏi mô hình giao lưu văn hóa công chiêng Tây Nguyên trên Đà Lạt.
- Đối với Cấp Quản Lý Nhà Nước trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch: lãnh đạo tỉnh cần lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia nước ngoài, những nhà nghiên cứu tâm huyết trong nước nhằm kết nối và tạo ra một hướng đi bền vững, vẫn giữ gìn được bản sắc nhưng tạo lợi thế cạnh tranh trong các sản phẩm du lịch của tỉnh nhà. Hoạt động giao lưu nghệ thuật múa Chăm với các hoạt động du lịch sự kiện, du lịch MICE song vẫn còn rất ít và hạn chế. Lãnh đạo tỉnh cần đứng ra làm cầu nối xúc tiến giữa các nhóm nghệ nhân người Chăm và các công ty lữ hành hàng đầu, xây dựng các chương trình sản phẩm có gắn với yếu tố giao lưu nghệ thuật ở mức vừa và nhỏ. Mục đích vừa quảng bá và giữ gìn các yếu tố của Lễ Hội, vừa tạo kinh tế cho những nhân lực chủ chốt, giúp họ giữ lửa trong việc giữ gìn bản sắc cho con em về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Cổng thông tin Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Ninh Thuận.
- Huỳnh Diệp Trâm Anh, Phạm Xuân Hậu- VĂN HÓA CHĂM VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH NINH THUẬN - KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH [Tập 15, Số 11 (2018): 131-143]
- Pham Thi Hue - THE CHAM’S CULTURAL IMPRINTS IN VIETNAMESE CULTURE – AN GIANG UNIERSITY - Journal of Science – 2015, Vol. 1 (1), 43 – 47
Xem thêm