LỄ HỘI FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT 

 

    1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN :

1.1.1. Khái niệm về Lễ hội :

        Trong gốc từ Hán Việt, “Lễ hội” được kết hợp từ hai yếu tố, trong đó “lễ” là những quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo; “hội” là cuộc vui, đám vui dông người.

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam có viết: “Lễ hội còn là một bảo tàng văn hóa, một bảo tàng tâm thức lưu giữ các giá trị văn hóa, các sinh hoạt văn hóa. Đó có thể là các trò chơi, các tín ngưỡng, các hình thức diễn xướng dân gian…”  [……, Tr. 99].

Theo Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục thì Lễ hội (Cũng gọi là hội lễ) là “hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành, hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước. Lễ hội có lễ và có hội, lễ để tưởng niệm anh hùng dân tộc, tổ sư một nghề, một đấng thần linh. Hội có nhiều hình thức: hội giao duyên, hội thi tài, hội văn chương, hội thượng võ”

Trong cuốn Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, tác già Đinh Gia Khánh có viết: “ Lễ hội là một sinh hoạt tập thể long trọng, thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi người,cho mỗi một con người. Những quy cách và nghi thức của lễ hội mà mọi người phải tuân theo, tạo nên niềm cộng cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó thấy mình vươn lên ở tầm vóc cao hơn, với một sức mạnh lớn hơn” […., Tr. 180-181]. Cộng cảm và cộng mệnh chính là giá trị quý giá về mặt tinh thần mà lễ hội mang lại cho cộng đồng địa phương.

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i

Theo Wikipedia, “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóatôn giáonghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%)”

Tóm lại, dù có nhiều khái niệm đôi chút khác nhau trong cách hiểu, cách diễn đạt về lễ hội, song ta vẫn có thể nhận thấy một nghĩa chung thống nhất trong một nội dung: Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ dân gian nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, thỏa mãn khát vọng cuộc sống lý tưởng, thể hiện sức mạnh đoàn kết của tập thể cộng đồng .

Ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh trong khi lễ hội đã là một thành tố của văn hóa bao đời; nên du lịch đương nhiên sẽ tự tìm đến với văn hóa trong đó có lễ hội. Du lịch gắn liền với lễ hội là một cách khai thác hiệu quả những lợi thế lịch sử, văn hóa vốn có của địa phương.

Theo tác giả Dương Văn Sáu, trên Tạp chí Du lịch Việt Nam 1/2006:  Lễ hội du lịch là một hình thức hoạt động chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội du lịch có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện tại nhưng nhằm hướng tới tương lai.

http://vtr.org.vn/khai-thac-le-hoi-du-lich-o-viet-nam.html

1.1.2. Khái niệm về Festival

       Trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trên thế giới, “Festival” hay “feast” có nghĩa giống nhau và là từ khá thông dụng. Ở một số ngôn ngữ, Festival được giữ nguyên dạng, còn ở một số ngôn ngữ khác có thay đổi chút ít như trong tiếng Hungary “Festival” là “Feztivál”, nhưng trong tất cả các trường hợp nghĩa của từ này vẫn không thay đổi.

Ở nước ta, thuật ngữ “Festival” giờ đây đã được sử dụng khá quen thuộc và thường xuyên trong cuộc sống như là một từ trong tiếng Việt: Festival nghệ thuật, Festival Sáng tạo trẻ, Festival Bia, Festival Điện ảnh, Festival Văn học,…tuy nó là một từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài. Ban đầu, người Việt Nam ta còn đôi chút lạ lẫm khi từ “Festival” xuất hiện trong “Festival Huế 2000”; nhưng sau đó từ này đã trở nên thông dụng và phổ biến với hầu hết mọi người.

Như vậy, Festival là từ có nguồn gốc từ phương Tây áp dụng để gọi tên tất cả các loại lễ hội. Khác với Lễ hội truyền thống, Festival là một sản phẩm hiện đại mới ra đời gần đây xuất phát từ phương Tây do hai nguyên nhân :  thứ nhất là sự phát triển ngày càng mạnh của đô thị dẫn đến nhu cầu tinh thần của cư dân đòi hỏi cần có các sự kiện văn hóa sống động biểu thị bản sắc địa phương trong bối cảnh đường phố, quảng trường.  Mô hình Festival sẽ rất phù hợp với nguyện vọng này. Thứ hai, ban tổ chức đã sớm nhận ra các tiềm năng lợi ích kinh tế của một Festival mang lại như tiền bán vé, tài trợ, quảng bá và các dịch vụ đi kèm theo nó.

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay xuất hiện hai loại Festival là :  Festival Du lịch và Festival Chuyên ngành.

Festival du lịch là ngày hội du lịch bao gồm các hoạt động văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hoạt động có tính chất kỷ niệm của từng vùng miền như: Festival Huế, Festival Kỷ niệm 100 năm du lịch Sapa, 100 năm du lịch Sầm Sơn, Carnival Hạ Long …Các Festival này thường có thời gian và địa điểm tổ chức cố định và ít có sự thay đổi.

Festival chuyên đề, chuyên ngành là Festival dành riêng cho một lĩnh vực nào đó thường gồm các hoạt động trình diễn nghệ thuật ( kịch, phim, sân khấu, âm nhạc,…) gọi là  Festival điện ảnh, kịch, Festival văn học… Điển hình là Festival Cannes - một Festival điện ảnh thế giới nổi tiếng và lâu đời tại Pháp ( từ 1946 ), Festival Edinburgh là lễ hội nghệ thuật lớn nhất của Vương quốc Anh ( từ 1947 )….

https://nhandan.vn/doi-song-van-hoa/Festival-v%C3%A0-l%E1%BB%85-h%E1%BB%99i-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-547867

Theo PGS.TS Lương Hồng Quang, “…festival ra đời như một công cụ, một cách để quảng bá hình ảnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu của đời sống tinh thần, và để tạo ra lợi nhuận, nếu biết đầu tư cho nó như một sản phẩm được bán trên thị trường.Trong khi đó, lễ hội truyền thống là một nghi thức tôn giáo - tâm linh, được ra đời do nhu cầu tinh thần của một cộng đồng nông thôn. Nó được vận hành bởi tính tự nguyện và các 'luật lệ' cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần và cũng được coi là một thương hiệu tạo bản sắc.”

“ Festival là một sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa, nó cần được đặt trong một chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Ðây cũng là cách để chúng ta có thể hội nhập văn hóa quốc tế một cách hiệu quả “.

1.1.3. Festival du lịch

Ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh trong khi lễ hội đã là một thành tố của văn hóa bao đời; nên du lịch đương nhiên sẽ tự tìm đến với văn hóa trong đó có lễ hội. Du lịch gắn liền với lễ hội là một cách khai thác hiệu quả những lợi thế lịch sử, văn hóa vốn có của địa phương.

Theo tác giả Dương Văn Sáu, trên Tạp chí Du lịch Việt Nam 1/2006:  Lễ hội du lịch là một hình thức hoạt động chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội du lịch có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện tại nhưng nhằm hướng tới tương lai.

http://vtr.org.vn/khai-thac-le-hoi-du-lich-o-viet-nam.html

https://vietnambiz.vn/le-hoi-festival-la-gi-vai-tro-trong-du-lich-20200218170211176.htm

         “ Festival là một loại tài nguyên du lịch phi vật thể rất có sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước ”; mang hai thuộc tính quan trọng là tính hấp dẫn và tính cộng đồng.  Hấp dẫn vì mỗi địa phương có một số trò chơi đua tài, thách trí và trang phục, nội dung lễ hội đặc thù khác biệt với các vùng khác, làm cho khách du lịch luôn tìm thấy những nét mới lạ kích thích tính hiếu thắng và hiếu kỳ. Festival du lịch có tính tập thể cộng đồng cao, không phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, giới tính…nên khách du lịch dễ hòa nhập và trải nghiệm một cách phấn khởi lý thú.

          Ngành du lịch đã tận dụng các thuộc tính hấp dẫn và cộng đồng của Festival du lịch để xây dựng các chương trình xúc tiến quảng bá điểm đến và sản phẩm địa phương thêm phong phú hấp dẫn. Thông qua đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ đi vào lòng du khách trên khắp thế giới, lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng tăng góp phần đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà. Hơn thế nữa, Festival du lịch cũng là cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch có thể giao lưu gặp gỡ học hỏi hợp tác với nhau cùng thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển, bởi vì mục đích nhất quán của Festival du lịch là thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

    1. TỒNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên :

Trang chủ của Web : https://dalatcity.org/vi/introduction đã giới thiệu về Thành phố Đà lạt như sau :

 

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là “cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ”. Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.

 Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp. Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng; Đà lạt cách thủ đô Hà nội 1,481 km, Đà nẳng 770 km, cách TPHCM 293 km và thành phố du lịch Nha Trang 140 km. 

        Khí hậu: Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Chính thông Đà Lạt giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.”

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội :

https://lamdong.gov.vn/sites/tinhuy/tin-tuc/SitePages/kinh-te-da-lat-mot-nam-noi-bat.aspx

Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. “Thống kê cơ cấu kinh tế thành phố Đà Lạt đến hết năm 2019, lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 67,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 17,3% và nông - lâm - thủy chiếm 15,5%. Tổng lượng khách đến du lịch Đà Lạt ước đạt 6,1 triệu lượt khách, đạt 102% so với kế hoạch và tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế chiếm trên 14%, số ngày lưu trú bình quân 2,4 ngày/người. Nhìn chung, theo đánh giá của UBND thành phố Đà Lạt, năm 2019, kinh tế - xã hội của thành phố phát triển tương đối toàn diện về mọi mặt, đã góp phần nâng GRDP bình quân đầu người lên 105 triệu đồng/người/năm”

Theo phân loại đô thị toàn quốc, Đà Lạt là đô thị loại II. Đối với tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.”.Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc).

Dân số Đà Lạt từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 226.578 người. trong đó có 33.403 hộ thành thị và 3.880 hộ nông thôn; 97% là người Việt, 1,1% là người Hoa, 1,8% là người dân tộc ( Cơ Ho, Thái, Nùng ) và 0,1% khác. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột;

Về tôn giáo, Phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%), Công giáo 12,6%, Tin Lành 1,3%, Cao Đài 4,2%.

1.2.2. Tiềm năng du lịch :

“ Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp.

 

        Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.

       Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau – nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là “Đồi Cù” lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là “Đồi Cù”; cũng có người giải thích sở dĩ có tên “Đồi Cù” vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù.

       Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ… Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng.

      Hồ Suối Vàng là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố qua đập tràn của công ty cấp nước Đà Lạt. Thung lũng Suối Vàng còn là điểm đến du lịch nổi tiếng với vườn hoa và rừng thông.

        Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Các điểm tham quan du lịch khác: Đỉnh Lang Biang, Hồ Than Thở, Thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Hang Cọp, Thác Prenn, Thác Pongour, Thung lũng Tình Yêu, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Vàng (gần Hồ Dan Kia), Hồ Tuyền Lâm, Khu Biệt thự Trần Lệ Xuân….. ” .

    1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT

https://vi.wikipedia.org/wiki/Festival_Hoa_%C4%90%C3%A0_L%E1%BA%A1t

Theo Wikipedia, “Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà LạtLâm ĐồngViệt Nam và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng vào tháng 12 - tháng mà Đà Lạt có thời tiết đẹp nhất trong năm. Festival Hoa là dịp để thành phố trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh của địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Festival Hoa còn là một hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, nhằm kêu gọi đầu tư vào ngành trồng hoa Đà Lạt, cũng như quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa và con người người Đà Lạt. Đây là một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. “

 https://place.vn/festival-hoa-da-lat.html  

https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/19271

Với tuổi đời chỉ hơn một thế kỷ, Đà Lạt không có những lễ hội truyền thống lâu đời. Tuy vậy, từ năm 2005 đến nay, với nhận định thế mạnh vốn có về hoa tươi của mình,  Đà Lạt đã tổ chức 9 lần Festival Hoa Đà Lạt, cách mỗi 2 năm /lần.

- Festival Hoa Đà Lạt đầu tiên với chủ đề “Điểm hẹn muôn sắc hoa”, kéo dài 1 tuần từ 10-18/12/2005 - tuy còn nhiều hạt sạn trong việc quản lý gây chút tiếc nuối cho du khách như nạn chặt chém giá phòng nghỉ, thiếu bãi đậu xe trầm trọng, chương trình thiếu cái “hồn” - chưa làm sáng được những điểm mạnh của Đà Lạt vốn có như triển lãm tranh, âm nhạc … - nhưng vẫn được xem là Dấu ấn nền móng cho Festival với hơn 80 ngàn lượt du khách trong và ngoài nước tham dự.

- Festival Hoa lần thứ 2 diễn ra trong 8 ngày từ 15-22/12/2007 với tên gọi “Hoa Đà Lạt - Tôi yêu bạn “, với 19 chương trình tôn vinh người trồng hoa lớn nhỏ và quy mô đầu tư hoành tráng, đám cưới hoa cho 114 cặp uyên ương nhân kỷ niệm 114 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, cuộc thi chung kết Hoa hậu các dân tộc VN, tôn vinh 12 nghệ nhân và 6 làng nghề trồng hoa, đạt 8 kỷ lục Việt nam của Trung tâm Sách kỷ lục VN;… tuy vẫn còn thiếu sót nhưng đã khá thành công với lượng du khách lên đến 120,000 người.  - - Festival Hoa lần thứ 3, kéo dài chỉ 4 ngày từ 1 - 4/1/2010; với chủ đề “Đà Lạt -Thành phố ngàn hoa”, gồm 14 chương trình, được chọn là một trong những sự kiện tiêu biểu của quốc gia chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với số lượng hoa trang trí nhiều nhất so với trước đó, đạt 10 Kỷ lụcquốc gia : Đôi rồng hoa mỗi con cao 3m, dài 54m; Bình hoa khổng lồ chủ đề “Hồ Gươm” do 1.000 người dân Đà Lạt thực hiện; Lễ hội xe hoa đường phố kéo dài trên đoạn đường hơn 3km; Lễ hội Rau đầu tiên tại VN, gồm  Lễ tôn vinh người trồng rau, Triển lãm và bán rau sạch, Gameshow rau Đà Lạt, Hội chợ ẩm thực được chế biến từ rau Đà Lạt…; Thung lũng Hoa đào đầu tiên tại Việt nam của nghệ nhân quá cố Mười Lời nằm trên đường Lê Hồng Phong; cho Showroom hoa tươi bảo quản nghệ thuật lớn nhất Việt Nam trên diện tích gần 500m2,… Festival này thu hút một lượng khách hơn 300,000 người.

http://cand.com.vn/van-hoa/Xac-lap-10-ky-luc-tai-Festival-hoa-Da-Lat-2010-154387/https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/6032

- Festival Hoa lần thứ 4 (từ 30/12/2011 đến 3/1/2012), chủ đề: “Đà Lạt - Thành phố Festival Hoa”, với 21 chương trình đặc sắc. Điểm nhấn của Festival 2012 là “Không gian hoa đẹp” và Lễ hội đường phố “Hoa và ánh sáng”, thu hút hơn 300 ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước tham dự.

- Festival Hoa lần thứ 5 (từ ngày 28/12/2013 đến 2/1/2014), chủ đề: “Tây Nguyên - Âm vang tiếng gọi đại ngàn”. là một trong chuỗi các sự kiện văn hóa quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại Tây Nguyên và Đà Lạt - Lâm Đồng chào mừng Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Tuần lễ Văn hóa du lịch Lâm Đồng 2013, công bố Năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”; Diễn đàn kinh tế Đà Lạt - Lâm đồng tiềm năng và cơ hội giới thiệu Đồ án quy hoạch TP Đà Lạt đến năm 2030 - 2050…

- Festival Hoa lần thứ 6 (29/12/2015 đến 2/1/2016), chủ đề: “Đà Lạt - Muôn màu sắc hoa”, gồm 9 chương trình chính thức và 16 chương trình hưởng ứng, “đại tiệc hoa” , thu .hút 250.000 du khách.

- Festival Hoa lần thứ 7 ( 23-27/12/2017 ) với chủ đề “Hoa Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ Đất Lành”, gồm 15 chương trình chính và 14 chương trình hưởng ứng, sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh. Trong khuôn khổ Festival Hoa lần này có hai nội dung được bán vé là Tuần lễ thời trang Áo dài – lụa và chương trình nghệ thuật thời trang “Duyên dáng Việt Nam”. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, Festival Hoa và Lễ hội Văn hóa Trà Lâm Đồng được tổ chức thành một chương trình chung. Số khách tham dự tăng 20% so với Festival lần thứ 6  ( gần 500,000 người ).

http://travere.vn/cac-chuong-trinh-chinh-festival-hoa-da-lat-2015.html

https://tuoitre.vn/festival-hoa-da-lat-cho-don-500000-luot-khach-1028941.htm

       Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch tới Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng. Nhờ có sự quan tâm đầu tư, phát triển ngành du lịch mà hệ thống du lịch, dịch vụ tại Đà Lạt được nâng cao, lượng khách tới Đà Lạt có xu hướng tăng dần qua các năm đặc biệt từ khi thành phố tổ chức sự kiện Festival Hoa. Vào năm 2000, thành phố đón 710 ngàn lượt khách tới thăm, đến năm 2009, con số đã tăng gấp ba với trên 2,1 triệu lượt khách, trong đó khoảng 10% là du khách quốc tế. Mặc dù vậy, thời gian trung bình khách lưu lại Đà Lạt chỉ 2 ngày, trong khi tỷ lệ của Bình Thuận là 3,8 đến 4 ngày. (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng). Du lịch Đà Lạt phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nha Trang và Phan Thiết, hai thành phố du lịch duyên hải không xa Đà Lạt.

  1. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 :  

Trên đây là một số vấn đề cơ bản mang tính định hướng để tổ chức lễ hội du lịch ở bất cứ một địa phương, đơn vị nào. Lễ hội du lịch với nhiều hoạt động mở rộng phong phú, đa dạng, là dịp để đề cao và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của từng vùng miền, đã đem lại hiệu ứng kinh tế du lịch hứa hẹn tiềm năng to lớn.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8 ( năm 2019 ) là một Festival khá hoàn chỉnh của Đà Lạt với nhiều ưu điểm sau khi đã đúc kết kinh nghiệm tổ chức của nhiều lần Festival trước đó, đáng để chúng ta nghiên cứu như một điển hình thành công cần nhân rộng.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC

LỄ HỘI DU LỊCH HOA ĐÀ LẠT

Ảnh 1: Logo và chủ đề Festival Hoa Đà Lạt 2019   (Nguồn: UBND Tỉnh Lâm Đồng)

Chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8 - năm 2019

Chủ đề:  “Đà Lạt và Hoa”

+ Không gian tổ chức: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh

+ Thời gian : Thời gian: 05 ngày, từ ngày 20/12/2019 đến hết ngày 24/12/2019.

2.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TỒ CHỨC FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT 2019 :

Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm một lần vào cuối tháng 12, đó là thời gian mà thành phố hoa Đà Lạt có thời tiết đẹp nhất trong năm. Khâu chuẩn bị cho sự kiện lớn của địa phương đã được các cấp chính quyền cũng như nhân dân lên kế hoạch cẩn thận chu đáo đến từng chi tiết nhỏ từ trước đó nhiều tháng.

2.1.1. Thành phần Ban Tổ chức  :

1. Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Lâm Đồng

2. Cơ quan tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Đà Lạt; UBND thành phố Bảo Lộc; Hiệp Hội hoa Đà Lạt và các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị có liên quan.

3. Sở thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng báo Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019 trên các phương tiện thông tin đại chúng; tham mưu Ban Tuyên truyền Quảng bá xây dựng kế hoạch tuyên truyền chung, tổ chức họp báo thông tin chính thức về lễ hội.

4. Sở Văn hóa, Thể tho và Du lịch thiết kế bộ nhận diện Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019; xây dựng kế hoạch tuyên truyền cổ động trực quan và phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan để triển khai thực hiện; tham mưu Ban Nội dung kế hoạch thẩm tra, phê duyệt 1số chương trình trọng tâm của lễ hội, đặc biệt là chương trình lễ khai mạc.

5. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mai và Du lich tỉnh tham mưu Ban tài chính & Vận động tài trợ xây dựng kế hoạch vận động tài trợ, xã hội hóa thực hiện các chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019; phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền trực quan, đảm bảo thực hiện đúng cam kết với nhà tài trợ.

6. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu Ban An ninh xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác an ninh, trật tự cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019.

7. Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Sở ngoại vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác lễ tân, hậu cần, y tế,…để đón tiếp đại biểu về dự khai mạc Lễ hội.

8. Sở Tài chính chủ trì tổng hợp dự toán kinh phí các chương trình của Lễ hội báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.                                (Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng)  

2.1.2. Nội dung Chương trình Lễ hội và phân nhiệm thực hiện :

Chương trình Festival được lên kế hoạch chu đáo với nhiều hoạt động tiêu biểu như lễ hội hoa, đường hoa, cồng chiêng… bao gồm khoảng 30 hoạt động diễn ra trước, trong và sau thời gian chính thức. Với một khối lượng lớn các hoạt động cùng yêu cầu khắt khe về chất lượng, hiệu quả, nên từ hơn 1 tháng trước khi diễn ra Festival Hoa Đà Lạt, các thành viên trong Ban tổ chức cùng các đơn vị liên quan phải nỗ lực triển khai nội dung công việc được giao.

Theo Công văn số 4244/KH-UBND tỉnh Lâm Đồng ký ngày 119/7/2019 của Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng chính thức công bố kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8 – năm 2019 như sau:

A. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH:

1. Lễ Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8 - năm 2019:

- Thời gian: Lúc 20g00, ngày 20/12/2019 (thứ Sáu).

- Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.

- Nội dung: Lễ khai mạc (30 phút), chương trình nghệ thuật đặc sắc (70 phút), đăng ký truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam (chương trình có kế hoạch và kịch bản chi tiết riêng).

- Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan, đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đà Lạt,

UBND thành phố Bảo Lộc, Hiệp hội Hoa Đà Lạt.

2. Chỉnh trang đô thị:

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên trong năm 2019, hoàn thành trước ngày 10/12/2019.

- Địa điểm: Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Nội dung:

+ UBND thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện tập trung đầu tư, nâng cấp, duy tu, sửa chữa các tuyến đường giao thông công cộng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng đô thị; trồng bổ sung hoa, cây xanh, cây cảnh ven các tuyến đường giao thông và khu vực công cộng, công viên; đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng các tuyến đường, khu dân cư, xã, phường, thị trấn “không rác”; thường xuyên kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng kinh doanh, họp chợ, đậu đỗ xe lấn chiếm lòng lề đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây mất mỹ quan đô thị.

Cơ quan thực hiện: UBND thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện (ưu tiên khu vực có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua).

+ Khởi công xây dựng công trình Sân vận động Đà Lạt (thuộc dự án đầu tư Khu Văn hóa - Thể thao tỉnh Lâm Đồng) vào tháng 9/2019, chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019.

Cơ quan, đơn vị thực hiện: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu Văn hóa - Thể thao

tỉnh Lâm Đồng và các sở, ngành, địa phương liên quan.

3. Không gian hoa:

a) Tiểu cảnh giới thiệu các loại hoa tươi đặc trưng, thế mạnh của Đà Lạt theo chủ đề từng ngày của Lễ hội:

- Thời gian: Từ ngày 20/12/2019 đến ngày 02/01/2020.

- Địa điểm: Trên mặt hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt.

- Đơn vị tổ chức thực hiện: Công ty Cổ phần đô thị Đà Lạt

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Đà Lạt; UBND phường 5,8,12, xã Xuân Thọ, Công ty Nông nghiệp Thiên nhiên huyện Taean - Hàn Quốc.

b) Tiểu cảnh giới thiệu các loại hoa tươi đặc trưng, thế mạnh của Đà Lạt theo chủ đề từng ngày của Lễ hội như sau:

- Thời gian: Từ ngày 18/12/2019 đến ngày 02/01/2020.

- Địa điểm: Ven hồ Xuân Hương.

- Nội dung: Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia triển lãm, trưng bày các tiểu cảnh: Hoa tươi ( Khu vực đối diện Quảng trường Lâm Viên và Đài phun nước quảng trường). Khu trưng bày giống hoa và lá trang trí thử nghiệm (Khu vực đối diện Chùa Quan Thế Âm).

- Đơn vị chủ trì và thực hiện: Hiệp hội Hoa Đà Lạt.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND thành phố Đà Lạt; Hội Sinh vật cảnh tỉnh và một số đơn vị, doanh nghiệp.

c) Không gian mở:

c1) Đường hoa Lê Đại Hành, cầu Ông Đạo, Đài phun nước cầu Ông Đạo:

- Nội dung: Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt sắp đặt tiểu cảnh hoa dọc tuyến đường Lê Đại Hành (dốc Hòa Bình) và cầu Ông Đạo. Công ty TNHH Dalat Hasfarm sắp đặt tiểu cảnh từ hoa và cây, lá trang trí tại Đài Phun nước cầu Ông Đạo (duy trì thường xuyên sau Lễ hội).

- Cơ quan chỉ đạo: UBND thành phố Đà Lạt.

- Đơn vị tổ chức thực hiện: Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt; Công ty TNHH Dalat Hasfarm.

c2) Thử nghiệm tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật (từ công viên Trần Hưng Đạo đến khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt):

- Nội dung: Sắp đặt và xây dựng một số tiểu cảnh hoa tại công viên Trần Hưng Đạo (nút giao Trần Hưng Đạo - Hồ Tùng Mậu), tuyến đường Trần Hưng Đạo - Trần Phú - Hoàng Văn Thụ (đoạn từ công viên Trần Hưng Đạo đến khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt) kết hợp đèn trang trí và hiệu ứng chiếu sáng nghệ thuật vào ban đêm, tạo điểm nhấn về đêm cho Lễ hội. Là công trình đầu tư lâu dài, duy trì sau Lễ hội.

- Cơ quan, đơn vị chủ trì: UBND thành phố Đà Lạt.

- Cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện: Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt; UBND các phường 3, 4 - thành phố Đà Lạt; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.

c3) Không gian hoa tại các làng hoa, doanh nghiệp, khu du lịch, nhà vườn và khu dân cư:

- Nội dung:

+ UBND thành phố Đà Lạt chỉ đạo các phường, xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trên địa bàn đảm bảo: Các Phường 5, 8, 12 và xã Xuân Thọ có các Làng hoa truyền thống đã được công nhận (Vạn Thành, Hà Đông, Đa Thiện, Thái Phiên, Xuân Thành) xây dựng không gian đặc sắc chuyên về loại hoa đặc trưng của làng nghề; các phường, xã còn lại vận động nhân dân trên địa bàn tham gia trồng hoa trang trí trước nhà, ban công và trong sân vườn, chăm sóc hoa khu vực công cộng trong khu dân cư (kéo dài thường xuyên trong năm, cao điểm là trong tháng 12/2019 để hưởng ứng Lễ hội); chỉ đạo Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt chỉnh trang, trồng hoa tại các khu vực công cộng, công viên, đường phố.

+ Vận động 100% các cơ quan, tổ chức, gia đình, cơ sở kinh doanh ở Khu trung tâm Hòa Bình và một số tuyến đường trung tâm thành phố Đà Lạt tổ chức trang trí, trồng hoa và cây cảnh phía trước nhà (sau đó duy trì thường xuyên tạo nét đặc sắc cho thành phố Festival Hoa).

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tăng cường trồng, trang trí hoa tươi, cây xanh tại cơ sở kinh doanh và đăng ký thực hiện các công trình, tiểu cảnh, không gian hoa hưởng ứng Lễ hội.

+ Các Hiệp hội, Hội ngành nghề liên quan vận động doanh nghiệp, hội viên tham gia thực hiện các tiểu cảnh, không gian hoa hưởng ứng Lễ hội.

- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Đà Lạt.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; Hội Sinh vật cảnh tỉnh; Hiệp hội Hoa Đà Lạt.

4. Hội thảo liên kết sản xuất và chính sách thu hút đầu tư trong nông nghiệp vào Đà Lạt - Lâm Đồng và trưng bày rau, hoa thương mại:

- Thời gian: Dự kiến ngày 10/12/2019.

- Địa điểm: Dự kiến tại Khách sạn Dragon King, thành phố Đà Lạt, hoặc Hội trường Trung tâm hành chính tỉnh.

- Nội dung: Liên kết sản xuất và chính sách thu hút đầu tư trong nông nghiệp vào Đà Lạt - Lâm Đồng và trưng bày rau, hoa tươi thương mại.

- Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan bảo trợ: Mời Cục Trồng trọt, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng chủ trì tổ chức.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Công Thương; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện; các chuyên gia; một số trường Đại học và Viện nghiên cứu chuyên ngành về nông nghiệp.

5. Trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế năm 2019:

- Thời gian: Từ ngày 20/12/2019 đến ngày 01/01/2020.

- Địa điểm: Vườn hoa thành phố Đà Lạt.

- Nội dung:

+ Trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh với sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nghệ nhân… trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh trong nước và quốc tế; trong đó, hoa là chủ đề chính của triển lãm.

+ Tổ chức các hội thi: “Hội tụ sắc màu hoa Lan”; Bonsai, Bonsai hoa - trái, kiểng hoa - trái; không gian trưng bày đẹp; chim hót.

+ Hoạt động phụ trợ khác: biểu diễn nghệ thuật, cồng chiêng; trình diễn viết thư pháp,...

- Cơ quan chỉ đạo: UBND thành phố Đà Lạt.

- Đơn vị tổ chức thực hiện: Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt.

- Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Hoa Đà Lạt, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Lâm Đồng và các hội cấp huyện trực thuộc, một số doanh nghiệp, các Làng hoa của các địa phương trong nước. Mời một số đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh hoa nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc...).

6. Hội chợ Triển lãm Thương mại quốc gia Festival Hoa Đà Lạt năm 2019:

- Thời gian: Từ ngày 20/12/2019 đến ngày 01/01/2020 (khai mạc lúc 08g ngày 20/12/2019).

- Địa điểm: Công viên Văn hóa Đô thị Đà Lạt (dự án Golf Valley).

- Nội dung:

+ Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại... đặc trưng, thế mạnh của Lâm Đồng; các sản phẩm có thương hiệu, uy tín, chất lượng cao của các địa phương trong nước. Giới thiệu các tour, tuyến du lịch, các điểm đến hấp dẫn du khách, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh kết nối, hợp tác.

+ Hoạt động gặp gỡ, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Lâm Đồng với các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Tăng cường mở rộng giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đối tác, cơ hội hợp tác đầu tư và thiết lập, mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Cơ quan chủ trì: Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương; Sở Công Thương; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Hiệp Hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt.

- Cơ quan tổ chức thực hiện: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch.

7. Chương trình Giao lưu Văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Hàn quốc, chủ đề “Bốn mùa Hoa”:

- Thời gian: Lúc 19g00 ngày 21/12/2019.

- Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.

- Nội dung: Giao lưu Văn hóa nghệ thuật giữa Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh) với Đoàn biểu diễn nghệ thuật đến từ Hàn Quốc.

- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Đà Lạt.

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Ngoại vụ, UBND thành phố Đà Lạt; mời Hiệp hội Văn hóa kinh tế Hàn Quốc - Việt Nam(KOVECA) và Đoàn nghệ sĩ thuộc Quận Nam - Gu (thành phố Gwangju, Hàn Quốc).

8. Chương trình tôn vinh di sản kiến trúc Đà Lạt:

a) Tọa đàm “Hướng đến xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị di sản"

- Thời gian: 01 buổi, ngày 23/12/2019.

- Địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

- Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Đà Lạt, Hội Kiến trúc sư tỉnh. Mời các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc và bảo tồn di sản, quy hoạch đô thị…; các đơn vị kinh doanh du lịch.

b) Chương trình “Phố Bên Đồi 2019”, chủ đề “Vào miền nghệ thuật”:

- Thời gian: Trong năm 2019 (thời gian triển lãm từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020).

- Địa điểm: Khu vực Dốc nhà làng (Phường 1, thành phố Đà Lạt).

- Nội dung: Tổ chức các chương trình, hoạt động nghệ thuật cộng đồng đa hình thái (hội họa, kiến trúc, âm nhạc,…) gồm: Ký họa, sáng tác tranh ngoài trời về các danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, đời sống người dân Đà Lạt - Lâm Đồng; thảo luận chuyên đề về nghệ thuật và hội họa; triển lãm tranh thường niên “Phố Bên Đồi”; nghệ thuật đường phố (Ambient art, Street art); âm nhạc đường phố.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Công ty TNHH Nghệ Thuật Số Bảy (Art Seven); Tập đoàn Sơn KOVA.

9. Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng, chủ đề “Lung linh đêm hội B’Lao”:

- Thời gian: Lúc 20g00 ngày 21/12/2019.

- Địa điểm: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Bảo Lộc.

- Nội dung: Khai mạc Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng năm 2019, gắn kết với các hoạt động tôn vinh người làm trà, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, quảng bá thương hiệu Trà B’Lao, Tơ lụa Bảo Lộc, kết hợp chương trình biểu diễn nghệ thuật.

- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Bảo Lộc.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Bảo Lộc hoặc đơn vị tổ chức sự kiện.

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, đoàn thể, địa phương, đơn vị thuộc thành phố Bảo Lộc; các doanh nghiệp trà, tơ lụa trên địa bàn.

10. Trình diễn thời trang tơ lụa Bảo Lộc “Bay cao - Vươn xa”:

- Thời gian: Buổi tối ngày 22/12/2019.

- Địa điểm: Hồ Đồng Nai, thành phố Bảo Lộc (hoặc địa điểm khác phù hợp).

- Nội dung: Quảng bá thương hiệu tơ lụa và thổ cẩm Bảo Lộc đến với bạn bè trong nước và quốc tế thông qua chương trình trình diễn thời trang tơ lụa, thổ cẩm, giới thiệu những sản phẩm làm ra từ tơ lụa, thổ cẩm Bảo Lộc kết hợp với chương trình biểu diễn nghệ thuật.

- Cơ quan chủ trì: Ban tổ chức Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Bảo Lộc.

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các phòng, ban, đoàn thể, địa phương, đơn vị thuộc thành phố Bảo Lộc; Công ty VietNam Silk House và các doanh nghiệp tơ lụa, dệt thổ cẩm trên địa bàn.

11. Hội thảo ngành trà và dâu tằm tơ gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bảo Lộc:

- Thời gian: Dự kiến ngày 15/12/2019.

- Địa điểm: Khách sạn Seri, thành phố Bảo Lộc.

- Nội dung hội thảo: Thảo luận các giải pháp, định hướng để phát triển bền vững ngành trà B’Lao và tơ lụa Bảo Lộc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Đơn vị thực hiện: UBND thành phố Bảo Lộc

12. Chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp bế mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ 8 - năm 2019:

- Thời gian: Lúc 19g00 ngày 24/12/2019.

- Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.

- Nội dung:

+ Bế mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - Năm 2019.

+ Chương trình biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia của một số nghệ sĩ nổi tiếng trong nước.

+ Cơ quan chủ trì và thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đà Lạt.

B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HƯỞNG ỨNG :

1. Phiên chợ Rau - Hoa Đà Lạt

- Thời gian: Từ ngày 20/12/2019 đến hết ngày 01/01/2019. Khai mạc lúc 08 giờ ngày 21/12/2019.

- Địa điểm: Khu vực Đài phun nước, Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.

- Nội dung: Giới thiệu, quảng bá, khẳng định thế mạnh ngành sản xuất rau, hoa Đà Lạt - Lâm Đồng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ, kỹ thuật, thiết bị vật tư phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo cơ hội kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng:

+ Trưng bày, triển lãm, bán, tặng các sản phẩm rau, hoa cao cấp của Đà Lạt - Lâm Đồng đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

+ Triển lãm, trưng bày một số vật tư nông nghiệp, các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao.

+ Tổ chức không gian ẩm thực buffet rau, củ, quả Đà Lạt cho nhân dân và du khách từ 16 giờ 00 đến 19 giờ 00 hàng ngày.

- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Đà Lạt.

- Đơn vị thực hiện: Phòng Kinh tế.

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã tham gia.

2. Triển lãm Làng nghề truyền thống và biểu diễn thời trang lụa tơ tằm

- Địa điểm: Ven hồ Xuân Hương (Khu vực đối diện Chùa Quán Thế Âm).

- Nội dung:

+ Từ ngày 20/12/2019 đến hết ngày 01/01/2020: Triển lãm dệt lụa - thổ cẩm, công cụ lao động của các dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng.

+ Từ 15 giờ 00 đến 18 giờ 00 ngày 21/12/2019: Biểu diễn thời trang thổ cẩm Lâm Đồng, thời trang tơ lụa Bảo Lộc.

- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Vietnam Silk House.

3. Liên hoan các ban nhạc “Giai điệu Bazan” tỉnh Lâm Đồng mở rộng

- Thời gian: Bắt đầu lúc 19 giờ 00, ngày 22/12/2019.

- Địa điểm: Trước Rạp Ba tháng Tư, Khu Hòa Bình, thành phố Đà Lạt.

- Nội dung: Biểu diễn giao lưu các ban nhạc trong và ngoài tỉnh (dự kiến mời ban nhạc của các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cần Thơ, Lâm Đồng).

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng.

4. Đêm hội đường phố - Thời gian: Ngày 23/12/2019.

a) Từ 14 giờ 00 đến 19 giờ 00:

+ Từ 14 giờ 00 đến 15 giờ 30: Diễu hành xe đạp hoa xung quanh Hồ Xuân Hương; Nhảy dân vũ - Vũ điệu Thanh niên.

+ Từ 15 giờ 30 đến 19 giờ 00: Liên hoan các nhóm nhạc Acoustic; Thi hóa trang, trình diễn thời trang hoa; Liên hoan các nhóm nhảy hiện đại.

- Địa điểm: Đoạn đường Trần Quốc Toản (khu vực trước Quảng trường Lâm Viên).

- Đơn vị thực hiện: Thành Đoàn Đà Lạt.

- Đơn vị phối hợp: Mời Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng đạo diễn, sắp xếp tổng thể chương trình; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố; Công an thành phố; Trung tâm Y tế thành phố.

b) Từ 19 giờ 00 đến 23 giờ 00: Biểu diễn thời trang nghệ thuật “Kể về Đà Lạt”; biểu diễn các nhóm nhảy đường phố; biểu diễn nghệ thuật đường phố (Ảo thuật, xiếc đường phố, nhạc Acoustic); biểu diễn nhạc Rock.

- Địa điểm: Trước Rạp Ba tháng Tư, khu Hòa Bình, thành phố Đà Lạt.

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị phối hợp: Công an thành phố; Thành Đoàn Đà Lạt; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Trung tâm Y tế thành phố; Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt; Công ty TNHH May mặc và Xuất khẩu thời trang Maxivic.

5. Biểu diễn Dù lượn

- Thời gian: Từ 08 giờ 00 đến 10 giờ 00 và 14 giờ 00 đến 16 giờ 00 các ngày 21, 22/12/2019.

- Địa điểm: Khu vực phía trên Hồ Xuân Hương (Độ cao: bay cách mặt hồ dưới 300m; điểm xuất phát và điểm đỗ: Bãi đất trống sát Cổng phụ Sân Golf Đà Lạt, đường Trần Quốc Toản).

- Đơn vị thực hiện: Câu lạc bộ Dù lượn Đà Nẵng.

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin; Công ty TNHH T&D Media; Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL.

6. Biểu diễn Nước nghệ thuật

- Thời gian:

+ Tổ chức thiết kế, thi công từ tháng 9/2019 đến tháng 11/2019;

+ Vận hành, biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách chào mừng Festival Hoa Đà Lạt - Năm 2019 từ tháng 12/2019 đến hết tháng 02/2020; khai mạc vào ngày 14/12/2019.

- Địa điểm: Trên mặt hồ Xuân Hương.

- Đơn vị thực hiện: Mời doanh nghiệp thiết kế, thi công nhạc nước.

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi; UBND phường 1, phường 10 thành phố Đà Lạt.

7. Triển lãm Ảnh nghệ thuật, chủ đề “Đà Lạt đổi mới và phát triển”

- Thời gian: Từ ngày 20/12/2019 đến ngày 02/01/2020.

- Địa điểm: Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng, số 01 đường Trần Quốc Toản, phường 10, thành phố Đà Lạt.

- Đơn vị thực hiện: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị phối hợp: Phòng Văn hóa và Thông tin, UBND phường 10, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng.

        2.1.3. Đạo diễn Chương trình :

Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - 2019 với chủ đề “Đà Lạt và Hoa” do đạo diễn Hoàng Nhật Nam làm Tổng đạo diễn chương trình dàn dựng, đã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 20 giờ 10 phút, ngày 20/12/2019 với chương trình nghệ thuật đặc sắc, tổ chức dàn dựng công phu, hoàng tráng, phông nền sân khấu dựa trên khung cảnh ba chiều không gian hồ Xuân Hương, đồi Cù…

         Bên cạnh đó là sự xuất hiện đặc biệt của Hoa hậu Thế giới 2013 – Megan Young. Cô sẽ tham gia vào một số hoạt động của lễ hội cùng với Đại sứ Festival Hoa Đà Lạt 2019 – Lương Thùy Linh (Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, top 12 Hoa hậu Thế giới 2019).

2.1.4. Nhà Tài trợ :

Để Festival thực sự là một hoạt động văn hóa mang tính quần chúng, công tác vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động của Festival, tham gia tài trợ cho các chương trình cụ thể của Festival luôn được Ban tổ chức đặt lên hàng đầu.

Theo Ban Tài chính - Vận động tỉnh Lâm Đồng, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019 được quy định 4 mức tài trợ tương ứng với các quyền lợi được quảng bá trong các chương trình lễ hội. Cụ thể, nhà tài trợ Kim Cương (2 tỷ đồng trở lên), nhà tài trợ Vàng (từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng), nhà tài trợ Bạc (từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng) và nhà tài trợ Phổ thông (dưới 500 triệu đồng). Đối tượng tham gia tài trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đang đầu tư, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng, trên lãnh thổ Việt Nam nói chung. Trong đó, nhà tài trợ Kim Cương, Vàng, Bạc được mời lên sân khấu nhận Bảng Chứng nhận trong Lễ Khai mạc; sử dụng danh hiệu “Đơn vị đồng hành Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019” trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị của năm 2020… Nhà tài trợ Phổ thông được đăng logo trên Cổng thông tin điện tử Lâm Đồng, in logo tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng…

        2.1.5. Tổng kinh phí dự trù  :

       Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8 - năm 2019 có nhiều chương trình được thực hiện bởi xã hội hóa công tác tổ chức lễ hội do các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, cá nhân đăng ký thực hiện. Vì vậy, có tới 60% tổng kinh phí thực hiện lễ hội kỳ này được Lâm Đồng vận động xã hội hóa.

Qua đó, đã có hơn 30 đơn vị tài trợ ký hợp đồng trực tiếp với Ban Tài chính - vận động tài trợ với tổng giá trị bằng tiền là 18,54 tỷ đồng và có 7 đơn vị tài trợ bằng chương trình.   (Nguồn: UBND Tỉnh Lâm Đồng)

          2.1.6. Công tác Quảng bá Tuyên truyền :

Công tác tuyên truyền, quảng bá cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII được triển khai từ sớm với nhiều hình thức khác nhau. Ban Tổ chức đã tổ chức thành công 3 cuộc họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Lạt với hơn 300 phóng viên tham dự. Các cơ quan thông tấn, báo chí đã quan tâm, đưa tin kịp thời và đánh giá cao về công tác tổ chức và hiệu quả của Festival. Kết quả đã có hơn 1 ngàn tác phẩm báo chí tuyên truyền cho Festival Hoa Đà Lạt lần này.

2.1.7. Các công tác khác :

       https://diendandoanhnghiep.vn/festival-hoa-da-lat-2019-kien-quyet-chi-dao-xu-ly-nan-co-du-lich-161968.html

Trong quá trình tổ chức Festival, để tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan, ngay từ đầu năm tỉnh đã chủ động chỉ đạo đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch…, triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; chỉ đạo đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2. ĐÁNH GIÁ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT.-  

       2.2.1. Tác động Tích cực :

Festival Hoa Đà Lạt là cơ hội để tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung củng cố, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nổi bật của vùng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về phát triển du lịch, tận dụng và phát huy thế mạnh của vùng đất đầy tiềm năng kinh tế, giàu bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung phát triển.

     2.2.1.1. Tăng cường các giá trị về Văn hóa và Du lịch tại Đà Lạt :

Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức dù lớn hay nhỏ qua các năm đều thu hút được sự chú ý, quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi,…) trong nước và quốc tế. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - 2019 nhằm tôn vinh những giá trị của hoa, ngành hoa, thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng và tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Đúc kết kinh nghiệm nhiều năm Festival Hoa trước đó, Ban tổ chức Festival Hoa Đà Lạt năm 2019 đã tổ chức tốt một hoạt động văn hóa, lễ hội tổng hợp, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống và đương đại, nhằm bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa của đất nước nói chung và vùng đất Tây Nguyên nói riêng.

Các hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt đã tạo được không khí đoàn kết, thể hiện tình cảm trân trọng, mến khách của người dân đối với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vào Đà Lạt.

Qua các lần tổ chức Festival, Đà Lạt mong muốn mang đến cho người dân, du khách trong nước và quốc tế hình ảnh về một thành phố văn minh, thân thiện; khẳng định thương hiệu thành phố của các loài hoa, thành phố văn minh và lịch sự. Chính du khách khi đến với Festival Hoa Đà Lạt để thưởng thức, khám phá thì sau đó họ cũng là những người làm công tác tuyên truyền, quảng bá miễn phí và cực kì hiêu quả cho du lịch bởi vì họ sẽ giới thiệu lại với bạn bè và người thân của họ. Đây cũng là một kênh tuyên truyền, quảng bá rất hiệu quả

 

Trong khuôn khổ các Festival Hoa Đà Lạt còn diễn ra nhiều chương trình văn nghệ độc đáo của các đoàn nghệ thuật địa phương giới thiệu về vẻ đẹp và con người Tây Nguyên nói chung, của Đà Lạt nói riêng. Những nét đẹp về văn hóa cồng chiêng, văn hóa ẩm thực… Tây Nguyên được mang ra giới thiệu với đông đảo du khách trong và ngoài nước, là dịp để quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Festival Hoa Đà Lạt còn thu hút sự tham dự của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng tụ hội về Đà Lạt. Những hoạt động của các đoàn nghệ thuật đã góp phần làm tăng thêm không khí tươi vui và sôi động cho Festival, là cơ hội để tăng cường sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, thông qua cây cầu nối văn hóa mà các quốc gia xích lại gần nhau hơn.

2.2.1.2. Thúc đẩy Xã hội hóa du lịch- gia tăng tính Cộng đồng trong xã hội :

https://baothanhhoa.vn/du-lich/xa-hoi-hoa-trong-phat-trien-du-lich/27831.htm

Theo Báo Thanh hóa số 30/06/2021, “nói đến xã hội hóa trong phát triển du lịch, không chỉ nhấn mạnh đến nhân tố động lực là kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nhằm hình thành nên các khu, điểm, tổ hợp du lịch – dịch vụ; mà còn chú trọng đến vai trò của người dân bản địa, những người đang góp phần tạo dựng nên môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, thân thiện và ấn tượng đối với du khách”

Thực tế tại Đà Lạt, hoạt động xã hội hóa của Festival Hoa Đà Lạt thể hiện rất rõ và ngày càng nâng cao qua mỗi đợt tổ chức 2 năm / lần. Đó là sự phối hợp tổ chức của cơ quan đầu não chính quyền như UBNDTP Đà Lạt, các Sở ban ngành và doanh nghiệp liên quan trong mỗi Festival, và sự hưởng ứng tham gia của người dân vào  hoạt động du lịch; cũng chính là việc nâng cao ý thức của người dân về hoạt động du lịch. Festival Hoa Đà Lạt được công nhận như một hoạt động mang tính cộng đồng địa phương cao, vừa mang lại nhiều giá trị thực tiễn trong đời sống, vừa giáo dục cộng đồng khơi gợi trong họ lòng tự hào, yêu quý và giữ gìn các truyền thống văn hóa xã hội của địa phương; đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng vào việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch.

Sự kiện này huy động rất đông đảo người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. . Họ bao gồm nhiều thành phần : nghệ sĩ, ca sĩ, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh,…nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Họ tham gia vào Festival với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động. Ngoài ra, họ còn cung cấp các dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, bán hàng lưu niệm, … 

            Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan chức năng ( sở văn hóa, thông tin, công an, giao thông, y tế, bảo hiểm, tài chính, lao động xã hội, bộ đội biên phòng, bưu chính viễn thông… ) không chỉ đảm bảo cho sự thành công tức thời của Festival mà về lâu dài còn tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển bền vững.

2.2.1.3. Tăng cường các giá trị Kinh tế cho cộng đồng

Festival Hoa Đà Lạt lần này sẽ được gắn với Tuần lễ văn hóa trà và tơ lụa Lâm Đồng, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp độc đáo của liên kết vùng du lịch-nông nghiệp Đà Lạt - Bảo Lộc. Ngoài ra, ngành nông nghiệp rau củ quả tươi của Đà Lạt vốn nhiều tiềm năng thông qua kênh quảng bá của Festival cũng là một cơ may tốt được mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khả năng thâm nhập thị trường Nông nghiệp xanh của các nước Âu-Mỹ.

Có thể thấy, trước năm 2004, trên địa bàn Lâm Đồng (TP. Đà Lạt và các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương) có khoảng 800ha trồng hoa, sản lượng 600 triệu cành; đến năm 2010, diện tích hoa tăng lên 3.200ha, sản lượng 1 tỷ cành/năm... Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 7.000ha hoa, sản lượng đạt 2,35 tỷ cành (tăng 250 triệu cành so với năm 2013); trong đó, Đà Lạt chiếm 70% diện tích và chiếm 74% sản lượng hoa của tỉnh…và diện tích trồng hoa vẫn tăng dần sau mỗi đợt Festival tôn vinh nghề trồng hoa Đà Lạt.

      Cùng với mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng hoa, hơn 10 năm qua, Lâm Đồng chủ trương sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), là địa phương dẫn đầu cả nước áp dụng NNCNC với trên 26.951ha đất sản xuất rau, hoa, chè, cà phê ứng dụng quy trình CNC; trong đó, diện tích nhà kính 2.714ha; diện tích nhà lưới 1.180ha; diện tích màng phủ 5.585ha và 6.500ha cây trồng áp dụng công nghệ tưới tự động… Năng suất, sản lượng và giá cả nhiều loại rau, hoa tăng rất cao; đặc biệt hoa cao cấp của Đà Lạt đạt doanh thu từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm (cao gấp 1,6 lần)…

Cũng thông qua Festival Hoa, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tham quan, nghỉ dưỡng tăng dần đều từng năm (năm 2005: 1,6 triệu lượt khách; năm 2006: 1,8 triệu lượt; năm 2007: 2,2 triệu lượt; năm 2008: 2,3 triệu lượt; năm 2009: 2,5 triệu lượt; năm 2010: 3,1 triệu lượt… năm 2014: 4,8 triệu lượt). Riêng 9 tháng đầu năm 2015, Đà Lạt thu hút trên 3,6 triệu lượt khách tham quan; trong đó, khách nội địa: 3,5 triệu lượt và khách quốc tế: 127 ngàn lượt, doanh thu đạt 6.300 tỷ đồng…

Riêng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ tám - năm 2019, đã đón hơn 220 nghìn lượt du khách tham quan, thưởng lãm; tăng 37,5% so với kỳ Festival Hoa lần thứ bảy.Thông tin nhanh của địa phương cho biết, trong các ngày diễn ra Festival Hoa Đà Lạt, tính từ ngày 18 đến 24-12, thành phố đón khoảng 20 nghìn lượt du khách quốc tế (khách lưu trú gần 18 nghìn lượt) và hơn 200 nghìn lượt du khách trong nước (khách lưu trú hơn 88 nghìn lượt). Theo thống kê, các khách sạn từ 3 đến 5 sao đạt công suất phục vụ khoảng 95%, các cơ sở lưu trú du lịch còn lại công suất đạt từ 75 đến 80%, vào các ngày cao điểm cuối tuần trong dịp lễ hội.

https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/hon-220-nghin-luot-du-khach-den-festival-hoa-da-lat-lan-thu-tam-381021/

2.2.2. Tác động Tiêu cực  :

2.2.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải, giao thông và an toàn vệ sinh thực phẩm

           

             https://tuoitre.vn/de-da-lat-la-thanh-pho-o-trong-rung-507257.htm

Ô nhiễm môi trường là một vấn nạn đáng quan tâm chung trên thế giới khi hoạt động xã hội ngày càng phát triển.

             Trong thời gian diễn ra Festival Hoa Đà Lạt, du khách ào ạt đến địa phương tham dự vào Festival là rất đông, lên đến cả trăm ngàn người ( Festival năm 2017 lên đến 500,000 người ). Vì thế mà vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường lại càng đáng lo ngại, đặc biệt đối với Đà Lạt - một điểm đến du lịch đặc sắc của Việt Nam với 67% diện tích là rừng xanh thiên nhiên; được mệnh danh với nhiều tên gọi như “Thành phố ngàn hoa ” , “ Thành phố ở trong Rừng “, “ Máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ “…

Thực trạng không gian tổ chức các Festival khá nhỏ thường tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố như chu vi quanh Hồ Xuân Hương, đồi Cù…. Vì vậy, tài nguyên địa phương rất dễ bị biến đổi và khó phục hồi, cân bằng lại nếu nó bị tác động bởi rác - vấn đề gây ô nhiễm chính.  Lượng rác thải lớn gây ra nhiều khó khăn cho công tác thu gom và xử lý rác thải nhằm đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn môi trường trong sạch vốn có của Đà Lạt.

Bên cạnh đó, tập trung mật độ quá đông du khách trong cùng một thời điểm chắc chắn sẽ làm tổn hại không nhỏ môi trường tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là rừng, hoa, sân cỏ ... sau mỗi kỳ Festival diễn ra.

Số lượng các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng tăng cao đột biến gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường không khí. Điều này có thể thấy rất rõ tại các Festival khác ở Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thận, Vũng Tàu,…

Ngoài ra các gian hàng ẩm thực tại các hội chợ ẩm thực, khu phố ẩm thực ở các Festival không đảm bảo đầy đủ về cơ sở hạ tầng, thiết bị vệ sinh, thiếu nước sạch,…cho nên du khách thường rất lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm

2.2.2.2. Tình trạng quá tải và chất lượng kém về dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận chuyển

Các hoạt động dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, giao thông được nâng cấp để có thể đáp ứng nhu cầu lớn trong thời điểm diễn ra Festival Hoa Đà Lạt nhưng do lượng khách tham quan đổ về Đà Lạt trong những ngày này lên rất lớn dẫn tới tình trạng quá tải tại các dịch vụ lưu trú ăn uống, vận chuyển,…

Khi khách du lịch quá đông thì việc đáp ứng đầy đủ chỗ ở cho khách sẽ gặp khó khăn. Vì thế, ban tổ chức ở một vài Festival phải huy động nhà dân tham gia đón tiếp khách nhưng chất lượng phục vụ còn thấp (so với nhà nghỉ và khách sạn) nên gây ra tâm lý không thoải mái cho khách nhất là với khách du lịch nội địa. Một bất cập khác nữa nhân dịp Festival,  các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành, hãng xe vận chuyển… đua nhau tăng giá, “chặt chém “… trong khi chất lượng dịch vụ lại giảm sút khi  khiến du khách hết sức bất bình và tạo một hình ảnh không tốt cho du lịch Việt Nam. Trong thời gian diễn ra Festival vẫn còn tình trạng doanh nghiệp lữ hành lợi dụng việc quá tải phòng nghỉ để trục lợi, đặt mua phòng khách sạn trước rồi bán lại cho khách với giá cao, gây bức xúc cho người dân và du khách. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, trong những ngày diễn ra lễ hội, giá cả các dịch vụ du lịch đều tăng cao. Nhiều khách sạn từ 1 - 2 sao có giá phòng tăng lên đến 100%, các loại cơ sở lưu trú du lịch khác (nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, biệt thự du lịch…) cũng tăng giá phòng nghỉ từ 50 - 150%. ” 

Chất lượng phục vụ không đạt còn do tuyển dụng cấp thời đội ngũ lao động thời vụ nhưng thiếu  đào tạo đủ chuyên môn cần thiết.

 

festival-hoa-da-lat-ngay-cang-thu-hut-du-khach-366112.html

2.2.2.3. Các hạn chế khác :

- Một số đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào Festival mặc dù có đầu tư về thời gian và ngân sách, vẫn chưa có đủ nhận thức và trình độ đúng đắn về một số vấn đề quan trọng như : trình bày sản phẩm du lịch đặc thù của doanh nghiệp mình thiếu mỹ quan, không tạo sức hút khách hàng tại các gian hàng triển lãm hội chợ / chợ ẩm thực; không coi trọng công tác quảng bá tuyên truyền hoạt động của doanh nghiệp mình.

  1. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 :

https://congthuong.vn/dua-hoa-da-lat-hoi-nhap-thi-truong-quoc-te-130328.html

       Trong Lễ Khai mạc Festival lần thứ VIII- 2019 vào ngày 21/12/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm đồng Đoàn văn Việt đã nhấn mạnh : “ Cứ 2 năm một lần, Đà Lạt thành phố Festival Hoa của Việt Nam lại tổ chức sự kiện văn hóa du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế với nhiều hoạt động. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị về hoa, các loại nông sản đặc hữu, tơ lụa…đồng thời tiếp tục quảng bá du lịch, giới thiệu những nét đặc trưng riêng có về kiến trúc, cảnh quan, con người, về những nét đẹp văn hóa của các vùng miền trong cả nước hòa quyện và hiện diện trên vùng đất Nam Tây Nguyên hùng vĩ này”.

        Ngay sau đó, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết: Đà Lạt đã khẳng định thế mạnh của ngành nông nghiệp và du lịch của địa phương; tổ chức thành công các kỳ Festival Hoa Đà Lạt và dần đưa lễ hội này trở thành sự kiện văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia.  “Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế của Lâm Đồng phát triển bền vững, tốc độ cao, đạt được những thành tựu về cả kinh tế và xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 tăng 8,5%. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thu nhập và đời sống của người dân trong tỉnh được cải thiện, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

         Festival Hoa đã và đang là “điểm hẹn” lý thú đối với du khách, điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy công nghiệp hoa và du lịch Đà Lạt phát triển, vươn xa…Tuy nhiên sau 16 năm và 8 kỳ tổ chức Festival hoa, nhưng công tác tổ chức, quản lý vẫn còn những "vết gợn" đáng lo ngại, cần có sự tham gia của cả cộng đồng, người dân thành phố tìm ra các giải pháp hữu hiệu để Festival hoa Đà Lạt ngày càng thu hút du khách .  

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG FESTIVAL HOA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ LẠT

     3.1. Thiết kế Kịch bản Chương trình Lễ hội đặc sắc :

          Qua 16 năm tổ chức Festival Hoa Đà lạt với nhiều Chủ đề khác nhau, với quy mô đầu tư rất hoành tráng và tương đối phủ sóng rộng khắp tỉnh Lâm đồng và Tây nguyên, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Nhưng theo nhiều ý kiến du khách, sự trùng lắp và lập lại nội dung ngày càng nhiều, yếu tố bất ngờ hấp dẫn ngày càng giảm đi, nếu không nói là đơn điệu. Tính văn hóa, bản sắc không thiếu, tính cộng đồng cao, nhưng một Chương trình Giải trí đạt hiệu ứng toàn diện vẫn dựa vào khâu Kịch bản là chính.

Vì vậy Ban Tổ chức nên tiến hành điều tra, phỏng vấn sâu các đối tượng khách hàng tiềm năng cần thiết, trưng cầu dân ý ở diện rộng, để đúc kết các ý kiến đặc sắc, hoặc nên chăng tiến hành Cuộc Thi sáng tạo Kịch bản Festival Hoa Đà Lạt với Giải thưởng trị giá cao . Một khi chọn được Kịch bản xuất sắc có chiều sâu trí tuệ và sáng tạo, thì việc tuyển chọn Đạo diễn tài ba để làm nên Chương trình Lễ hội mang tầm giá trị cao chỉ là trong tầm tay. Chẳng hạn  như Chương trình Hội An Show do nhà văn Nguyễn Quang Vinh làm kịch bản và tổng đạo diễn, lấy không gian khu vực chùa Cầu - biểu tượng của Hội An và sông Hoài để tái hiện lại một phần không gian thương cảng Hội An xưa… với hơn 150 diễn viên cả chuyên nghiệp và quần chúng, có cả diễn viên nước ngoài và người dân tham gia, đã gây tiếng vang trong cộng đồng du lịch và giải trí Việt Nam cũng như quốc tế. Một Chương trình có chiều sâu văn hóa, nghệ thuật đỉnh cao như vậy sẽ nâng giá trị điểm đến du lịch lên rất nhiều lần, góp phần đem lại giá trị kinh tế cho cộng đồng.

3.2. Bố trí lại Không gian Trưng bày Hoa và các Khu vực lễ hội khác

https://dulich.tuoitre.vn/du-lich/doi-cho-festival-hoa-da-lat-lot-xac-1029586.htm

Chúng ta hãy cùng lắng nghe du khách, người dân và giới nghệ sĩ yêu Đà lạt góp ý gì về Hoa trưng bày tại Festival nhiều năm vừa qua :

“ Chị Nguyễn Thu Thảo - người dân gốc Đà Lạt hiện sinh sống tại TP.HCM - bày tỏ: “Hoa trang trí công phu, nhưng thưa thớt hơn nhiều năm trước. Đa số là những loài hoa đã phổ biến từ lâu. Hơi buồn vì không ngắm được hoa lạ là những sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao”.

Chị Thảo cho biết năm nào chị cũng về Đà Lạt vào kỳ lễ hội, chị muốn cảm nhận được sự thay đổi của Đà Lạt qua từng kỳ lễ hội đã thành đặc sản của quê hương, nhưng hơn 10 năm sự thay đổi ấy vẫn chưa thật sự rõ rệt. Chị nói: “Cũng là những không gian hoa nho nhỏ ở khu trung tâm, cái mà du khách bỏ công tới Đà Lạt bất chấp đường xa, đông đúc đến không có phòng trọ là được sống trong không gian hoa rộng lớn hơn”. Điều chị Thảo muốn nhắc đến là những cánh đồng hoa nho nhỏ, hoặc khá lớn ở những nơi công cộng. Đó là những vườn hoa không xếp đặt cầu kỳ, hoặc được trồng ở những hàng rào nhà dân, công sở.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh MPK nhận định : “Nếu hoa có thiết kế dạng tiểu cảnh thì nên là hoa lạ, những hoa mà dân tứ phương ít thấy, kẻo giống đường hoa ở những vùng khác thiết kế mỗi dịp tết về” -  Ông cho rằng việc có những tiểu cảnh trong mùa lễ hội là cần thiết nhưng cạnh đó quanh năm suốt tháng Đà Lạt phải là thành phố của hoa, hoa mọc giản đơn khắp phố. Hoa trổ khắp hàng rào để du khách chỉ cần đứng nép vào bấm bức ảnh cũng hài lòng rằng đó là bức ảnh có không khí Đà Lạt.

Anh Hoàng Đình Tường - du khách đến từ Nha Trang - nhận định sau khi đi một vòng các điểm tổ chức lễ hội của festival: “Nếu cứ tổ chức nặng tính sân khấu, xếp đặt thì e rằng festival sẽ bị cũ kỹ và du khách chỉ đi qua nhìn ngắm chốc lát, chụp ít hình rồi về nhằm tránh quá tải, ồn ào do các chương trình được tổ chức tập trung ở khu vực trung tâm”.

Theo anh Tường, chương trình festival nên được trải ra toàn thành phố để du khách được sống trong thành phố đang lễ hội và sống trong thành phố hoa thay vì chỉ là một không gian hoa nho nhỏ quanh vùng hồ Xuân Hương.Đồng thời, bớt những Hội chợ bán hàng để festival nhẹ nhàng, không quá chỏi với không khí Đà Lạt vốn thanh bình.

3.3. Giải pháp Xử lý Môi trường :

Các nhà quản lý và các chuyên gia nên tổ chức các Hội nghị chuyên đề về Môi trường, tìm ra hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm và xử lý rác thải tại các festival và cho cả thành phố nói chung nhằm bảo vệ môi trường xanh trong lành của Đà lạt một cách tối ưu ( nghiên cứu kêu gọi đầu tư các hình thức tái tạo rác làm phân bón nông nghiệp sử dụng trong công nghiệp trồng hoa, rau củ quả … , khuyến khích cộng đồng tổ chức các chuyến đi trồng cây gây rừng … )

3.4. Đa dạng hóa Sản phẩm Tour du lịch :

Festival Hoa Đà Lạt đã thu hút số lượng du khách đến Đà Lạt qua nhiều năm tổ chức. Mặc dù vậy, thời gian trung bình khách lưu lại Đà Lạt chỉ 2 ngày, trong khi tỷ lệ của Bình Thuận là 3,8 đến 4 ngày. (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng). Du lịch Đà Lạt phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nha Trang và Phan Thiết, hai thành phố du lịch duyên hải không xa Đà Lạt.

Do vậy, các doanh nghiệp Lữ hành, nhà làm du lịch nên có chiến lược Đa dạng hóa Sản phẩm Tour Du lịch :  thiết kế tổ chức các Tour du lịch mới lạ với chủ đề canh nông hoặc chuyên về hoa, mở rộng đối tượng phục vụ không chỉ là khách du lịch đơn thuần mà có thể là các chuyên gia nông nghiệp, sinh viên học sinh đi du khảo tìm hiểu đời sống thực của người nông dân và làm vườn tại Đà Lạt. Bên cạnh đó, địa hình Đà Lạt với nhiều núi đồi, thác suối…. cũng rất thích hợp với các loại hình như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái…

      3.5. Thu hút Đầu tư, vốn để tái phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Đà Lạt :

        Đà Lạt hiện hữu phải được chỉnh trang một cách nghiêm túc, bảo vệ các công trình kiến trúc cổ khỏi hư hỏng nhằm hướng đến xây dựng thành công đô thị di sản.

Chính quyền cần có kế hoạch và giải pháp để huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa một cách cụ thể, khoa học với các phương thức, hình thức, các cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà tài trợ trong công tác vận động xã hội hóa kinh phí.

Ngoài các nguồn vốn từ hoạt động du lịch của nhân dân, khách du lịch, cần phải huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức hay vay vốn ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, kinh doanh các cơ sở lưu trú ăn uống nhà hàng, khách sạn,… Đây là những khoản đầu tư lớn, vì vậy muốn thu hút được thì cần có lộ trình cụ thể. Nguồn vốn huy động cần phải sử dụng một cách minh bạch và hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc đầu tư tràn lan, gây lãng phí cho các hoạt động lễ hội.

Đây cũng là cơ hội để các nhà hảo tâm đóng góp cho Lễ hôi và để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương sở tại và hình thức đầu tư của ngành du lịch qua các hội nghị, hội chợ chuyên ngành...

Muốn hoạt động du lịch phát triển thì yếu tố quan trọng hàng đầu là vốn. Trong khi đó nguồn tích lũy từ GDP du lịch chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Vì vậy cần có những giải pháp linh động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Các nguồn vốn có thể huy động thêm là vốn hỗ trợ của TW, các bộ ngành, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh liên kết, vốn vay ngân hàng và các nguồn khác.Vấn đề quan trọng là phải tạo được cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công trình du lịch theo quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, đồng thời có chính sách rõ ràng về quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, xác định rõ chức năng trách nhiệm của cơ quan nhà nước trongviệc hướng dẫn xúc tiến đầu tư, thành lập thêm các tổ chức xúc tiến đầu tư, khuyến khích phát triển, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật. Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức chính phủ, phi chính phủ, của các bộ ngành, những Việt kiều xa quê về nước đầu tư, và đặc biệt huy động nguồn vốn từ dân.

  1. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 :

Mục đích tổ chức Festival hoa Đà Lạt là nhằm thu hút khách tham quan, thúc đẩy du lịch phát triển; tôn vinh giá trị của hoa và ngành trồng hoa truyền thống, quảng bá và kêu gọi đầu tư, phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt nói riêng và ngành du lịch Đà Lạt nói chung. Mong rằng với một số giải pháp đề ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quảng bá du lịch của Festival tạo tiền đề hoạt động mới mang tính đột phá, tạo sự khác biệt, hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của cộng đồng địa phương, du khách trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Việt Nam trong thời kỳ hiện đại và phát triển như ngày nay, được đánh giá là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và lễ hội du lịch là một trong những tiềm năng ấy. Nắm bắt được lợi thế đó, Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng đã nhanh chóng đề ra các phương án và giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự

phát triển của du lịch cho đất nước.

          Festival hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội mang tầm quốc gia được tổ chức định kỳ khoảng 2 năm 1 lần tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng. Sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, hoa Đà Lạt đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại thị trường trong nước và quốc tế. Festival là dịp để trưng bày, triển lãm các loại hoa địa phương cũng như nhiều loài hoa đặc trưng đến các quốc gia. Lễ hội hoa còn mang ý nghĩa tôn vinh những nông dân đang đóng góp cho ngành trồng hoa truyền thống, qua đó góp phần quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư, đồng thời thu hút thêm nhiều du khách đến du lịch Đà Lạt.

       Bằng chiến lược tận dụng những tác động tích cực và cải thiện tác động tiêu cực bằng giải pháp các mặt như tác giả đã phân tích trong bài, Festival Hoa Đà Lạt 2019 nói riêng và các Festival sắp tới trong tương lai sẽ vẫn tiếp tục được hoàn thiện với sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem đến những lợi ích không nhỏ về quảng bá văn hóa truyền thống, sản phẩm du lịch & canh nông đặc sắc cũng như nguồn thu nhập kinh tế cho điểm đến Đô thị di sản Đà Lạt - Lâm đồng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng