LỄ HỖI DỪA TẠO BẾN TRE

1. Mục tiêu của Lễ hội Dừa Bến Tre

- Tăng cường quảng bá, giới thiệu ngành dừa, sản phẩm dừa Bến Tre nói riêng và của Việt Nam nói chung với du khách trong nước và quốc tế; cơ hội đ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dừa giữa các nông dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, thúc đẩy liên kết từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm dừa Bến Tre và Việt Nam;

 

- Thông qua các hoạt động của Lễ hội Dừa vừa giúp Bến Tre có nhiều điều kiện phát huy lợi thế xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, vừa đem lại cho mọi người hiểu biết sâu hơn về văn hóa Dừa và hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của Bến Tre, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, nhất là phát triển sản xuất chế biến; tiêu thụ sản phẩm dừa và du lịch xứ Dừa;

- Tôn vinh cây dừa, sản phẩm dừa và những cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với cây dừa, đặc biệt là nghệ nhân, người thợ, người nông dân đã gắn bó hết mình cho cây dừa, giúp cho các thế hệ hiểu và phát huy các giá trị từ cây dừa mang lại trên thị trường trong nước và quốc tế;

- Là hoạt động hòa quyện với cộng đồng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11). Đặc biệt, là chuỗi hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn: 60 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17/01/1960 - 17/01/2020), 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)….

2. Lợi ích mang lại từ Lễ hội Dừa

2.1. Kinh tế:

Xác định cây dừa là “Cây của sự sống”, cây chiến lược công – nông nghiệp của tỉnh cũng như của quốc gia; sự phát triển ngành dừa đóng góp quan trọng tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo. Thực tế cho thấy cây dừa là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bến Tre, đóng góp quan trọng trong chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhanh như hiện nay, việc xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài, hạn hán và lũ lụt bất thường là những đe dọa cho những vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong điều kiện nhất định, cây dừa được đánh giá là loại cây có khả năng chống chịu được các nguy cơ trên, trở thành một đối tượng cây trồng quan trọng cho thích ứng biến đổi khí hậu và trong hệ thống canh tác góp phần phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai, nhất là cho vùng đồng bằng thấp ven biển.

 

Lễ hội Dừa sẽ là cơ hội để khuyến khích nông dân trồng dừa ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư trồng dừa; các doanh nghiệp trang bị thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm đa dạng mẫu mã, năng suất chất lượng, giá thành hạ, mở rộng thị trường, tăng giá trị xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng tỉnh trồng dừa trong cả nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; đặc biệt là phát huy lợi thế so sánh của tỉnh nhà.

Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2019 còn là cơ hội để tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển  du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Và cũng từ đó mọi người sẽ thấy được ý nghĩa và lợi ích thật sự vừa góp phần tăng chuỗi giá trị cây dừa của địa phương, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.

2.2. Văn hóa, xã hội:

Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2019 là cơ hội tiếp tục quảng bá, giới thiệu cây dừa có vai trò rất lớn trong đời sống cộng đồng, cây có giá trị kinh tế và tất cả các sản phẩm từ cây dừa đều hữu ích cho con người; hình ảnh, đất nước con người Bến Tre, văn hóa Bến Tre; thúc đẩy ngành dừa phát triển bền vững, từng bước cải thiện nâng cao đời sống của người trồng dừa, giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre và vùng ĐBSCL; đồng thời, nâng cao giá trị và tầm quan trọng của ngành dừa, hướng đến phát triển bền vững và từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia.

 

2.3. Môi trường:

Nâng cao nhận thức về cây dừa – cây công nghiệp lâu năm, cũng là một loại cây nông nghiệp bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và giảm nhẹ những tác động tiêu cực từ sự biến đổi khí hậu; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Do vậy, cần quan tâm đầu tư trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển dừa một cách phù hợp với sinh thái môi trường, đồng thời, có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và các giá trị văn hóa mà cây dừa mang lại.

Với đặc tính sẵn có của cây dừa và xu hướng phát triển nông nghiệp thân thiện, hài hòa với môi trường, với cộng đồng thì cây dừa là một yếu tố tiêu biểu cho khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững.

          1. Các nội dung, chương trình Lễ hội Dừa

- Chương trình khai mạc, bế mạc:Phân công thực hiện

- Triển lãm sản phẩm dừa và Hội chợ Thương mại:

          +Triển lãm sản phẩm dừa

          + Hội chợ Thương mại

  -Hội thảo:

          - Không gian dừa (Con đường dừa)

          - Liên hoan Ẩm thực dừa Nam bộ

          -  Tuần lễ Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch

- Tôn vinh cây dừa, sản phẩm dừa và người sản xuất, chế biến dừa

          2. Các công tác đảm bảo hoạt động

- Vận động thực hiện quảng bá Lễ hội Dừa

- Công tác bảo vệ an ninh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông

- Công tác bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường

- Công tác đảm bảo điện, nước và vệ sinh

- Khen thưởng:

 Nội dung: Tổ chức xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã có thành tích đóng góp cho thành công của Lễ hội Dừa.

CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ cấu tổ chức

1.1. Cơ quan chỉ đạo:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.2. Cơ quan phối hợp:

- Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương.

- Cơ quan bảo trợ thông tin: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Phân xã Việt Nam tại Bến Tre, Báo Đồng Khởi, Báo Tuổi Trẻ và một số cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương khác.

          2. Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban

- Ban Chỉ đạo

-Ban Tổ chức

- Các Tiểu ban

3. Công tác vận động tham gia

- Mời các Bộ: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; các Đại sứ quán, lãnh đạo các tỉnh có trồng nhiều dừa, Hiệp hội Dừa các nước, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,... tham gia;

- Tiểu ban Hội chợ triển lãm, Hội thảo và Hội thi: Phối hợp với đơn vị tổ chức vận động các tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Hội chợ, Triển lãm, Hội thảo, Hội thi; chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dừa Bến Tre đ chuẩn bị kế hoạch tham gia và sẽ là những đơn vị tiêu biểu trong sự kiện này.

          - UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh chủ trì và các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức đi vận động các tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia.

4. Công tác tuyên truyền, quảng bá

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Sở Thông tin và Truyền thông

5. Phân công trách nhiệm

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công:

- Các Tiểu ban, các sở, ngành, địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch hoặc kịch bản, dự trù kinh phí từng nội dung trình UBND phê duyệt đồng thời tổ chức triển khai kế hoạch theo đúng nội dung thời gian và tiến đ. Các đơn vị được phân công chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch, nội dung, kết quả và kinh phí được duyệt.

- Các sở, ngành chịu trách nhiệm từng chương trình chủ động phối hợp với các Tiểu ban đ các Tiểu ban tiến hành tổ chức tuyên truyền quảng bá các sự kiện Lễ hội Dừa, xuất bản các ấn phẩm, brochure Lễ hội và từng chương trình, thiết kế bangrol, cờ phướn tuyên truyền cổ động, sản xuất chương trình quảng bá trên đĩa VCD, tập huấn phục vụ hậu cần, vận động tài trợ, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn thực phẩm... và các hoạt động khác liên quan đến Lễ hội Dừa.

- Hiệp hội Dừa Bến Tre định hướng tuyên truyền và cung cấp cho cơ quan truyền thông các thông tin về chính sách, về khoa học công nghệ, thị trường, giá cả sản phẩm từ dừa…. Vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan ngành dừa tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, họp mặt giao lưu, tham quan, nhằm nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Tham gia và hỗ trợ các hoạt động xã hội, vận động sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước để đáp ứng chi phí của Lễ hội. Thực hiện một số lĩnh vực hoạt động tư vấn, dịch vụ trong khuôn khổ Lễ hội Dừa…, nhằm góp phần thúc đẩy ngành dừa Bến Tre phát triển, hướng tới những lợi ích cao và bền vững.

- Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, đặc biệt là UBND thành phố Bến Tre chủ động phối hợp thực hiện tốt nội dung các chương trình Lễ hội Dừa; đồng thời, phát động các cơ quan, đoàn thể, nhân dân trên địa bàn hưởng ứng nhiệt tình tham gia chỉnh trang đô thị, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, thân thiện và mến khách chào mừng sự kiện Lễ hội tổ chức tại Bến Tre.

6. Tài chính

6.1. Nguồn kinh phí tổ chức Lễ hội:

Kinh phí phục vụ tổ chức hoạt động của Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2019 chủ yếu từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp; Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các chương trình, mục tiêu xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần.

6.2. Sử dụng nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện:

- Về quản lý chung: Giao cho Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định kinh phí từng nội dung chương trình đ xuất trình UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời, chịu trách nhiệm thẩm định quyết toán từng nội dung kinh phí các chương trình.

- Kinh phí hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ Công Thương; Chương trình hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: Giao các đơn vị chủ trì các chương trình thực hiện lập đ án và thực hiện thanh quyết toán, đảm bảo đúng qui định, đúng mục đích và có hiệu quả.

- Kinh phí từ nguồn vận động tài trợ: Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy chế tài trợ trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh thành lập tổ tiếp nhận kinh phí từ nguồn vận động tài trợ; mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; trực tiếp ký hợp đồng và thực hiện quyền lợi tài trợ với các nhà tài trợ

- Các đơn vị chủ trì chương trình và các tiểu ban có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến đ và dự toán phần kinh phí thực hiện gửi về Sở Tài chính đ thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

7. Phương án thực hiện

Tổ chức đấu thầu thực hiện các chương trình diễn ra trong Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2019 (kèm theo bảng biểu cụ thể phương án đấu thầu từng nội dung, chương trình hoạt động).

8. Tiến đ thực hiện

- Thời gian tổ chức đấu thầu

- Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2019, đồng thời xác định nội dung, chương trình đấu thầu, cơ quan được phân công chủ trì các chương trình nằm trong đấu thầu phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự án và tổ chức đấu thầu thực hiện các chương trình đảm bảo đúng quy định về quản lý tài chính, đảm bảo nội dung, chất lượng và hiệu quả.

  • KẾT LUẬN

Sau qua 5 lần tổ chức lễ hội theo bản thân cá nhân tôi cảm nhận Cây Dừa được tôn vinh, sản phẩm Dừa được biết đến nhiều hơn, quảng bá thương hiệu đến các Doanh Nghiệp Xuất nhập khẩu. Bên cạnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề nan giải là nguồn tài chính để tổ chức Lễ Hội không đáp ứng được nhu cầu tổ chức cũng làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào.Tôi thiết nghĩ có chăng những lần tổ chức sau UBND tỉnh sẽ giao cho 1 đầu mối (Doanh nghiệp, Công ty quảng cáo chuyên nghiệp) họ sẽ đứng ra tổ chức bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư kết hợp làm sẽ tốt hơn.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng