Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực

LỄ HỘI ĐÌNH THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC

TẠI RẠCH GIÁ – KIÊN GIANG

 

 

 

MỞ ĐẦU

          Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch phong phú, ngoài những cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ còn có hàng ngàn lễ hội cấu thành nền văn hoá Việt Nam. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng, là sản phẩm tinh thần của người dân ta từ ngàn đời xưa đến nay. Mỗi lễ hội ở từng địa phương luôn có nét đặc trưng và tiêu biểu riêng từng vùng miền và luôn hướng đến những đối tượng được tôn vinh như những vị thần linh, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người đi khai phá vùng đất mới hoặc những nhân vật trong truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp đỡ con người trong việc xây dựng cuộc sống. Lễ hội còn thể hiện được sức mạnh của cộng đồng, làng xã, họ có cùng thờ chung một vị thần và có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian nan khó khăn để có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

          Từ nhiều năm qua, lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội đã được chính quyền tỉnh Kiên Giang tổ chức định kỳ hàng năm từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 (âm lịch) nhằm kỷ niệm ngày hi sinh của anh hùng với mục đích tri ân và tôn vinh công đức của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm, thể hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là dịp để nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hoá, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó của dân tộc trong cả nước. Đồng thời, thông qua các chườn trình tại lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, giới thiệu và quảng bá các tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc trưng tại thành phố Rạch Giá nói riêng và của tỉnh Kiên Giang nói chung.

Chương 1

Tổng quan về Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    1. Tiểu sử Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

          Cụ Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (tự Chơn), sinh vào khoảng năm Mậu Tuất (1938) tại Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); nguyên quán cụ ở xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thuở nhỏ, cụ Nguyễn phải vừa làm nghề ruộng, nghề chài lưới để sinh sống và nuôi gia đình; thời gian rảnh rỗi cụ cùng các thanh niên trong làng tập luyện võ nghệ cùng với thầy Sáu – một nhà giáo và cũng là võ sư quê ở Bình Định, chạy loại Tây Sơn vào Nam định cư sinh sống.

          Tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chúng được trang bị phương tiện và vũ khí hiện đại để ra sức đàn áp nhân dân ta, nhiều phong trào yêu nước đã nổi dậy khắp nơi vào thời điểm ấy. Lúc đó, cụ Nguyễn Trung Trực chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân Tân An nhằm bảo vệ Gò Công, hoạt động chính tại vùng Bến Lức, dọc theo sông Vàm Cỏ Đông.

          Năm 1861 hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, cụ Nguyễn chiêu mộ số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn của Pháp tại phủ Tân An và lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ. Buổi trưa ngày 10 tháng 12 năm 1861, nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của cụ Nguyễn gồm một số nhà yêu nước như Nguyễn Học, Nguyễn Văn Điền, … đã tổ chức thành công việc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp tại vàm Nhật Tảo. Sau đó cụ Nguyễn tiếp tục chiến đấu trên địa bàn các tỉnh Gia Định, Biên Hoà. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất, ông được phong làm Lãnh binh rồi Hà Tiên thành thủ uý đê trấn giữ đất Hà Tiên.

          Năm 1867, sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ông rút quân về Rạch Giá và lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16 tháng 6 năm 1868 đội quân của ông đã đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thành phố Rạch Giá) tiêu diệt quân địch và làm chủ tình hình, tuy nhiên chỉ 6 ngày sau (tức ngày 21 tháng 6 năm 1868) giặc Pháp đã chiếm lại đồn Kiên Giang. Tuy làm chủ đồn trong vài ngày ngắn ngủi nhưng thực dân Pháp đã thừa nhận trận đánh đồn Kiên Giang của ông là một sự kiện bi thảm của người Pháp.

          Sau khi giặc phản công, ông rút quân ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động lực lượng hùng hậu ra bao vây tấn công đảo và dùng nhiều thủ đoạn nhằm buộc ông bỏ cuộc. Trước tình hình này, ông đã tập trung nghĩa quân để đánh trận cuối với địch, cuộc chiến diễn ra ác liệt tại vùng căn cứ kéo dài qua cánh đồng tràm đến bãi Lăng Ông, nhưng vì lực lượng quá chênh lệch và thương vong lớn nên ông đã bị giặc bắt vào ngày 19 tháng 9 năm 1868.

          Sau đó ông bị giặc Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc đó vừa dụ hàng vừa hăm doạ, ông trả lời: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Cuối cùng giặc Pháp thấy không thể thuyết phục được ông nên ngày 27 tháng 10 năm 1868 bọn chúng đã đưa ông về Kiên Giang hành hình, ông hưởng dương 31 tuổi. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng người dân đã kính trọng gọi ông bằng “ông Nguyễn” hoặc “cụ Nguyễn” bởi khí khách anh hùng “sống dũng mãnh, chết lẫm liệt” của ông đã vượt ra vòng tuổi tác và tục lệ thông thường.

          Trong bài điếu Nguyễn Trung Trực, nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt có viết “Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỷ thần” để ca ngợi những chiến công cũng như cuộc đời của ông đã trải qua. Để tỏ lòng biết ơn ông, nhân dân ta đã lập đền thờ cúng ông ở nhiều nơi như Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu, Phú Quốc và Đền thờ tại tỉnh Long An.

    1. Đình thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, Kiên Giang:

          Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử chém vào năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân, nơi đây ban đầu chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ đơn sơ, lợp mái lá do dân chài dựng bên bờ sông Kiên. Mỗi năm đến ngày mất, nhân dân các nơi về đây tổ chức cúng cơm cho ông. Ngôi đền được sửa chữa và mở rộng trở nên khang trang hơn qua các năm 1881, năm 1964 và năm 1970.

          Đến năm 1988, Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá thể thao và du lịch) đã ra quyết định công nhận mộ và đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia.

          Đền thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng theo kiểu chữ “tam” (chữ Hán), bao gồm các khu vực như chánh điện, đông lang và tây lang. Cổng đền có ba cửa (tam quan) được thiết kế cổ kính, mái ngói hai tầng được trang trí theo kiểu hình “lưỡng long tranh trân châu” trên đỉnh; hai bên cửa là hai câu đối trong bài thơ điếu Nguyễn Trung Trực của Huỳnh Mẫn Đạt “Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỷ thần”. Bước từ cổng vào sẽ thấy một lư hương bằng đá và bức tượng Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng màu nâu đỏ, tượng này trước được thờ trước khu chợ trung tâm Rạch Giá và được di dời vào đây thờ vào ngày 15 tháng 9 năm 2000. Trong chánh điện có nhiều bài vị thờ, bài vị Chánh Soái Đại Càn, bàn thờ 32 anh hùng dân tộc thời cận đại, di ảnh cụ Nguyễn, bàn thờ chư vị hội đồng trăm quan cựu thần thời tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ. Phía trong có 3 ngai thờ chính của đền, chính giữa là cụ Nguyễn, bên trái thờ cụ phó cơ Nguyễn Hiền Điều, bó lãnh binh Lâm Quang Ky, bên phải là ngài thờ thần Nam Hải Đại Tướng Quân.

          Mộ cụ Nguyễn Trung Trực nằm phía tây của đền thờ được xây hình chữ nhật đặt xuôi theo đền, trên bia có dòng chữ “Anh hùng Nguyễn Trung Trực, 1838 – 1868”, góc bên phải mộ có đặt tảng đá nhỏ ghi lại quá trình xây dựng mộ. Ngoài ra, trong khuôn viên đền thờ còn có phòng khám và phát thuốc nam miễn phí dành cho người dân nghèo trong và ngoài tỉnh.

Chương 2

Chương trình lễ hội Nguyễn Trung Trực năm Kỷ Hợi (2019)

2.1. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực

          Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào các ngày 24,25,26,27 tháng 9 năm 2019 (nhằm ngày 26,27,28,29 tháng 8 Âm lịch) tại đình Nguyễn Trung Trực, số 14 đường Nguyễn Công Trứ, Phường Vĩnh Thanh, Tp.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

2.2. Chuẩn bị tổ chức: lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực

2.2.1. Hoàn chỉnh kịch bản chương trình:

          Để lễ hội được diễn ra đúng kịch bản và tiến độ chương trình, Ban tổ chức lễ hội phối hợp với Đoàn cải lương Nhân dân Kiên Giang để hoàn thiện chương trình biểu diễn nghệ thuật và lên kế hoạch tổ chức tập luyện; phối hợp với các cơ quan ban ngành (Sở văn hoá Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông) thực hiện các chương trình quảng bá tuyên truyền về lễ hội cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.

2.2.2. Thực hiện công tác vận động tài chính và nhân lực:

          Trước thời gian tổ chức lễ hội, Ban tổ chức vận động các mạnh thường quân, các tổ chức xã hội ủng hộ lương thực – thực phẩm, tài chính, … và vận động tập trung lực lượng tình nguyện viên tham gia phục vụ cho lễ hội, phục vụ cho các đoàn khách mời và đãi ăn đại trà từ 6 giờ sáng đến 18 giờ 30 trong ba ngày tổ chức lễ hội.

2.2.3. Công tác trang trí đường phố và các khu vực xung quan đình thần:

          Ban tổ chức lễ hội phối hợp với Công ty Cổ phần phát triển đô thị Kiên Giang để trang trí các tuyến đường chính ở thành phố Rạch Giá bằng cờ phướn, banrol, các hộp đèn, treo đèn lồng trên các tuyến đường gần đình để làm tăng thêm không khí rộn ràng của lễ hội.

2.2.4. Lên sơ đồ bố trí các khu vực công năng:

          Bố trí các khu vực tổ chức các trò chơi phục vụ lễ hội, khu vực tổ nấu ăn, khu vực phục vụ ăn uống cho khách tham gia lễ hội; khu vực nghỉ ngơi dành cho các tình nguyện viên phục vụ.

2.2.5. Triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn an ninh trật tự trong thời gian lễ hội:

          Trước ngày lễ hội được diễn ra, Ban tổ chức phối hợp với Công an thành phố Rạch Giá để phối hợp triển khai các công tác nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho khách tham quan; phối hợp với Sở y tế bố trí cán bộ y tế, xe cứu thương để kịp sơ cấp cứu kịp thời các trường hợp bị tai nạn đột xuất, đảm bảo sức khoẻ cho người dân tham gia lễ hội.

2.2.6. Triển khai kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bình ổn giá bán hàng khu vực xung quanh đình:

          Ban tổ chức lễ hội thường xuyên kiểm tra khu vực nấu ăn, đảm bảo thức ăn phục vụ lễ hội đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Kiểm tra việc niêm yết giá bán hàng xung quanh đình, không để việc tăng giá bán cho du khách trong thời gian lễ hội.

 

2.3. Chương trình lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực năm 2019

2.3.1. Phần lễ:

  1. Ngày 26 tháng 8 Kỷ Hợi (24/9/2019)
  • Lập bàn hương án tại tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, viếng tượng đài.
  • Khai mạc lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 2019 tại quảng trường Trần Quang Khải.
  1. Ngày 27 tháng 8 Kỷ Hợi (25/9/2019)
  • Lễ diễu hành rước linh vị AHDT Nguyễn Trung Trực về công viên tượng đài làm lễ dâng hương.
  • Lễ khai mạc Đêm hoa đăng tại tượng đài AHDT Nguyễn Trung Trực.
  • Thả hoa đăng tại khu vực cửa sông trước Nhà thiếu nhi tỉnh Kiên Giang.
  1. Ngày 28 tháng 8 Kỷ Hợi (26/9/2019)
  • Lễ tế đàn cả theo nghi thức cổ truyền.
  • Lễ tế Hậu phối theo nghi thức cổ truyền.
  1. Ngày 29 tháng 8 Kỷ Hợi (27/9/2019)
  • Lễ đón các đoàn dâng hương.
  • Bế mạc lễ hội.

2.3.2. Phần hội:

          Các hoạt động văn hoá nghệ thuật được diễn ra xuyên suốt trong những ngày lễ hội như nhảy bao bố, đập nồi, đi cà kheo, kéo co, … các chương trình đàn ca tài tử, trình diễn thư pháp, biểu diễn võ thuật, hội thi lân sư rồng.

2.3.3. Phần ẩm thực:

          Phần thức ăn sau khi cúng tế xong sẽ dùng vào việc tiếp khách, đãi khách đến tham gia lễ hội, vì vậy “cơm đình” không mang nặng ý nghĩa vật chất mà mang ý nghĩa tinh thần là chính.

Chương 3: Tổng kết và đánh giá lễ hội

3.1. Tổng kết sau lễ hội: lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực

3.1.1. Công tác vận động vật phẩm phục vụ lễ hội

Stt

Tên vật phẩm

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Gạo

Kg

120.934

15.000

1.814.010.000

2

Nếp

Kg

2.657

14.000

37.198.000

3

Đậu nành

Kg

8.029

12.000

96.348.000

4

Đậu trắng

Kg

40

32.000

1.280.000

5

Đường cát

Kg

14.590

15.000

218.850.000

6

Dầu ăn

Kg

5.332

23.000

122.636.000

7

Bột ngọt

Kg

961,5

29.000

2.833.500

8

Muối

Kg

1.199

4.000

4.796.000

9

Nước tương

Chai

3.438

7.000

24.066.000

10

Nước suối

Lốc

2.035

30.000

61.050.000

11

Hạt nêm

Kg

10

60.000

600.000

12

Tiêu hột

Kg

16

180.000

2.880.000

13

Chao

Hủ

538

13.000

6.994.000

14

Đậu phộng

Kg

30

35.000

1.050.000

15

Rau củ các loại

Kg

335.000

22.000

7.370.000.000

16

Mì gói

Thùng

359

58.000

20.822.000

17

Tỏi

Kg

4

18.000

72.000

18

Sườn non chay

Kg

47

110.000

54.170.000

19

Nước đá

Cây

910

24.000

21.840.000

20

Tàu hủ tươi

Miếng

1.000

2.000

2.000.000

21

Đậu xanh

Kg

55

35.000

1.925.000

22

Cà phê

Kg

53

50.000

2.650.000

23

Nước đá tinh khiết

Kg

1.200

2.000

2.400.000

24

Chén

Cái

2.000

6.500.000

25

Dĩa

Cái

300

2.400.000

26

Nồi lẩu

Cái

30

50.000

1.500.000

27

Nước rửa chén

Lít

20

15.000

300.000

Tổng giá trị vật phẩm đã vận động trong lễ hội là: 9.857.220.500 đồng

(Bằng chữ: Chín tỷ tám trăm năm mươi bảy triệu hai trăm hai mươi ngàn năm trăm đồng./.)

3.1.2. Trong lễ hội đã huy động:

  • Năm trại: 03 trại đãi cơm, 02 trại nấu cơm và nấu tàu hủ phục vụ khách tham dự lễ hội và nhân dân từ ngày 24/8 âm lịch đến hết ngày 28/8 âm lịch.
  • Một trại đãi cơm khách mời các đoàn đến viếng từ ngày 26/8 đến 28/8 âm lịch.
  • Việc đãi ăn gồm: bánh mì; bánh canh; bún mắm chay, bún riêu; cơm, bánh bao…Nước uống đóng chai, nước cam, chanh, trà đá đường, nưới suối…Thời gian phục vụ từ 5 giờ sáng đến 22 giờ đêm, tất cả đều miễn phí.
  • Một trại võng phục vụ miễn phí cho nhân dân 24/24 giờ từ ngày 23/8 âm lịch đến sáng ngày 28/8 âm lịch, gồm 1.620 cái võng.
  • Lực lượng phục vụ 25 bộ phận có 2.450 người tự nguyện.
  • Tổng lượng khách về viếng Cụ Nguyễn để dâng hương là 1.790.173 lượt người.
  • Tổng số khách dùng buổi cơm “Lộc” của Cụ Nguyễn là trên 1.273.400 suất ăn.

3.2. Đánh giá lễ hội:

3.2.1. Mặt tích cực:

  • Lễ hội được tổ chức quy mô lớn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia, số lượng du khách tăng dần theo các năm. Ngoài ra còn có những người là hậu duệ của cụ Nguyễn từ các nơi khác về tham dự.
  • Các nghi lễ được tiến hành nghiêm trang đảm bảo tính thiêng liêng của lễ hội. các hiện tượng xin xăm, mê tín dị đoan, bói toán, .. không có trong lễ hội.
  • Đây là lễ hội được thực hiện từ sự vận động tài chính, nguồn lực từ chính bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh, đội ngũ tình nguyện viên phục vụ lễ hội đông đảo.
  • Khách tham quan không chỉ đến cúng đình, ăn uống và xem nghệ thuật miễn phí mà còn được ngủ nghỉ, khám bệnh miễn phí.
  • Ban tổ chức và sở ban ngành đã phối hợp để không có hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường diễn ra và không bán hàng rong trong khu vực diễn ra các hoạt động lễ hội. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thắt chặt, không để xảy ra các tình trạng ngộ độc thức ăn trong thời gian diễn ra lễ hội. Môi trường vệ sinh được đảm bảo, không xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải.
  • Các dịch vụ lưu trú mặc dù cháy phòng nhưng không xảy ra tình trạng tăng giá dịch vụ. Công tác an toàn phòng chống cháy nổ được kiểm tra an toàn. Tình trạng giao thông được kiểm soát, không để xảy ra tình trạng kẹt xe gây tắc nghẽn giao thông khu vực xung quanh đền thờ.

3.2.2. Mặt tiêu cực:

  • Hiện tượng móc túi, xin ăn vẫn còn xảy ra trong thời gian lễ hội; một vài khách sạn nhà hàng vẫn tự động nâng giá cao hơn so với giá đã được niêm yết trước đó.
  • Một số khách tham dự lễ hội vẫn chưa có ý thức, xả rác bừa bãi, đậu xe lấn chiếm lòng lề đường vẫn còn xảy ra.

3.3. Nhận định giá trị của lễ hội:

          Giá trị cố kết cộng đồng: đây là lễ hội văn hoá truyền thống của người dân tỉnh Kiên Giang nói riêng và của người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

          Gía trị giáo dục: lễ hội là dịp để khơi lại truyền thống đấu tranh bất khuất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

          Giá trị về bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc: Du lịch văn hoá hiện đang là hình thức du lịch thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước, nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hoá dân tộc là nhu cầu ngày càng được chú trọng.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng